Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 29 - 30)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở

2.3.2. Giai đoạn Luật Đất đai 1987 có hiệu lực

hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên. Do vậy, Luật Đất đai năm 1987 ra đời không nêu cụ thể việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: Khoản 4 Điều 48 quy đinh: “ Đền bù thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi đất để giao cho mình, bồi hồn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật”.

Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nơng nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nơng nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nơng nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất.

Theo Quyết định số 186/HĐBT, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời quy định việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thơng, thủy lợi. Tồn bộ tiền bồi thường phải nộp vào ngân sách Nhà nước và được điều tiết cho ngân sách trung ương 30 % địa phương 70 % để sử dụng vào mục đích khai hoang, phục hóa và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị thu hồi đất chứ không trả cho người trực tiếp bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)