Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.4. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở
2.4.1. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn cả nước
a) Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp
Tính đến tháng 4/2008, cả nước có 185 khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích là 44.895 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê là 29.358 ha, diện tích đất đã cho thuê là 14.374 ha (chiếm 48,96% tổng diện tích đất có thể cho th). Có 110 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động với
tổng diện tích đất là 26.115 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th là 17.802 ha, diện tích đất đã cho thuê là 13.108 ha (chiếm 73,63% tổng diện tích đất có thể cho th). Có 110 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất là 26.155 ha,, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê là 17.802 ha, diện tích đất đã cho thuê là 13.108 ha (chiếm 73,63% tổng diện tích đất có thể cho thuê). Hiện có 75 khu đang trong giai đoạn BTGPMB và xây dựng cơ bản với tổng diện tích là 18.779 ha. Ngồi các khu cơng nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, hiện cả nước có hàng trăm cụm, điểm cơng nghiệp được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập với tổng diện tích khoảng 26.000 ha. Tồn tại trong việc thu hồi đất để phát triển cơng nghiệp: Có nhiều khu cơng nghiệp được hình thành từ việc thu hồi đất nơng nghiệp, chủ yếu là diện tích đất trồng lúa nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
b) Thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị
Sau hơn 20 năm đổi mới, tổng số đô thị cả nước từ 600 nay đã lên hơn 800. QHSDĐ ở đô thị đến 2010 đã được Quốc hội thông qua năm 2006 là 110.700 ha. Tuy nhiên đến 2005, đất ở đơ thị (khơng tính đất giao thơng và các loại đất khác của đô thị) đã sử dụng hết gần 103.000 ha. Phát triển đô thị luôn đi liền với việc thu hồi đất, GPMB tạo quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở và các cơng trình dịch vụ,... Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến nay, trên phạm vi cả nước đã thu hồi hơn 30.000 ha đất nông nghiệp để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn. Tồn tại trong việc thu hồi đất để phát triển đô thị:
Thứ nhất, đơ thị hố xảy ra trước cơng nghiệp hóa: Làn sóng chuyển cư tới các đô thị ngày càng gia tăng, mỗi năm khoảng 1 triệu người (TP.HCM hiện người nhập cư chiếm gần 1/3 dân số) tính đến năm 2005, sớm hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ. Do dó, nhu cầu định cư tại đơ thị tăng theo.
Thứ hai, hạ tầng kỹ thuật đi sau: Đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nhiều đô thị mới chỉ đạt khoảng 10-15% đất đô thị, trong khi yếu cầu tối thiểu phải là 30-35%. Hiệp hội đô thị khuyên cáo rằng để theo kịp tốc độ tăng dân số đô thị, đến 2010 Việt Nam cần 8,9 tỷ USD cho 3 hạng mục: cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải và đến 2020 cần tới 13 tỷ USD cũng chỉ để làm ba việc này. Chỉ tính riêng Hà Nội cần 25 tỷ USD để phát triền giao thông đô thị đến 2020. Thành phố Hồ Chí Minh cịn cần nhiều hơn thế nữa.
Thứ ba, thơn tính đất vành đai: Năm 1996 chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế hoạch cho tổng thể đất đô thị đến 2020 tăng thêm là 460.000 ha, thì đến 2006 đã thực hiện trên 477.000 ha vượt kế hoạch 13 năm. Sự bành trướng này đi ngược nguyên tắc giữ các vành đai làm đảm bảo phát triển bền vững, lấy đi những vùng đất màu mỡ cung cấp rau xanh, thực phẩm và các loại hoa màu, thủ tiêu những lá phổi xanh, khơng gian nghỉ dưỡng tối thiểu,...
Nhìn tổng thể, chất lượng định cư đô thị cùa Việt Nam đã mắc phải 3 nhược điểm lớn là chất lượng con người (văn hố, trình độ lao động), chất lượng xây dựng (vật chất) của thành phố đều yếu kém và căn bệnh liên tục bành trướng đô thị “bẩn” ra vành đai xanh ngoại vi, bất chấp tính bền vừng (Viện nghiên cứu định cư, 2007).
c) Thu hồi đất nơng nghiệp sử dụng cho mục đích thương mại, du lịch, dịch vụ.
Tính đến tháng 6/2008, cả nước đã có 141 sân gơn ở 39 tỉnh, thành phố; sử dụng tới 49.268 ha đất đai, trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa. Nếu như trong suốt 16 năm mới chi cấp phép cho 34 dự án sân gơn, thì chưa đầy 2 năm (2006 - 2008) các địa phương sau khi được phân cấp đã cấp phép cho 104 dự án, nghĩa là cứ bình quân sau mỗi tuần lại xuất hiện thêm 1 sân gôn (Bộ Tài nguyên và Mơi trường, 2012).
d) Tình hình sử dụng đất để phát triển sau thu hồi
Theo báo cáo cùa 63 tỉnh, thành phố thì có khoảng 1.200 dự án “treo” với diện tích trên 130.000 ha; trong đó có:
- 670 dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp với diện tích 48.000 ha;
- 230 dự án xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với diện tích 14.000 ha;
- 180 dự án xây dựng, chỉnh trang khu đô thị và khu dân cư nơng thơn với diện tích 3.900 ha.
Các địa phương có nhiều dự án “treo” gồm: Nam Định: 80 dự án, Thành phổ Hồ Chí Minh: 50 dự án, Quảng Nam: 50 dự án, Đồng Nai: 40 dự án, Vĩnh Phúc: 32 dự án, Hà Nội: 29 dự án, Cần Thơ: 24 dự án, Bà Rịa - Vũng Tàu: 24 dự án, Hải Dương: 18 dự án, Đà Nẵng: 16 dự án, Khánh Hòa: 10 dự án (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).