Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 37 - 42)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.4. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở

2.4.3. Tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

a. Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Hà Nội

Công tác giải phóng mặt bằng tính đến năm 2018 được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều khó khăn; các cơ chế chính sách vể BTHT&TĐC có sự thay đổi đáng kể trong qua từng năm. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao, tích cực của UBND thành phố, sự quyết tâm, nỗ lực của các cấp chính quyền quận, huyện, phường xã và sự chủ động phối hợp của các Sở, các ban ngành của Thành phố thì cơng tác GPMB năm 2018 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực như sau:

Trong năm 2017, trên địa bàn thành phố có 926 dự án thu hồi đất được HĐND TP thơng qua, với diện tích hơn 3.266 ha. Ngồi ra, cịn các dự án của các bộ, ngành và các dự án chuyển tiếp từ các năm trước chuyển sang tiếp tục triển khai công tác thu hồi đất, GPMB. Như vậy, số liệu thống kê của các quận, huyện, thị xã, tồn thành phố có 1.726 dự án triển khai thu hồi đất, với diện tích đất thu hồi là 7.097 ha, liên quan đến 81.014 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức...Theo Ban Chỉ đạo GPMB thành phố, đến hết ngày 31/10/2017, trên địa bàn thành phố đã phê duyệt 23.192 phương án (bằng 120% so với cùng kỳ năm 2016), với số tiền bồi thường, hỗ trợ là 10.519 tỷ đồng (bằng 193% so với cùng kỳ năm 2016), xét tái định cư cho 891 trường hợp (bằng 203% so với cùng kỳ năm 2016). Đồng thời, hỗ trợ bằng tiền để 340 hộ gia đình, cá nhân tự nguyện tự lo tái định cư (như vậy, tổng số hộ được bố trí tái định cư là 1.231 hộ), đã chi trả 8.702 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ (bằng 219% so với cùng kỳ năm 2016) cho 19.871 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giao 454 căn hộ, lô đất tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở (tăng 282% so

với cùng kỳ năm 2016), đã nhận bàn giao mặt bằng 869ha đất (tăng 151 % so với cùng kỳ năm 2016) tại 244 dự án..

Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện BT, HT và TĐC:

* Cấp Thành phố:

Ngay từ đầu năm 2017, lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành có liên quan rà sốt, đề xuất sửa đổi, bổ sung hồn thiện các cơ chế chính sách theo quy định của Luật Đất đai 2013. Qua đó, vào tháng 3 năm 2017, UBND Thành phố đã ban hành một số Quyết định liên quan đến các công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Lãnh đạo UBND Thành phố thường xuyên đơn đốc vả chủ trì nhiều cuộc giao ban, kiểm điểm tiến độ GPMB tại các dự án trọng điểm nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mác, đơn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án.

- Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố cùng thường xuyên chủ trì tiến hành nhiều cuộc họp đôn đốc, kiểm điểm tiến độ công tác GPMB tại các địa bàn nơi thu hồi đất, tại các dự án trọng điểm để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách BTHT&TĐC.

Các Sở, ngành của Thành phố, trên từng lĩnh vực quàn lý Nhà nước của ngành mình cũng đã chủ động kiểm tra, hướng dần giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường về đất, giá nhà, đất tái định cư, xác dịnh nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất,...; đồng thời các Sở, ban, ngành Thành phố cùng thường xuyên kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà, đất tái định cư, đôn đốc các chủ đẩu tư đẩy nhanh tiến độ đảm bảo sớm hoàn thành đưa quỹ nhà, đất tái định cư vào sử dụng để phục vụ công tác GPMB tại các dự án trên địa bàn Thành phố.

* Cấp quận, huyện:

- Các quận, huyện đã tích cực huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; định kỳ hàng tuần, lãnh đạo UBND một số quận, huyện đã trực tiếp chủ trì giao ban GPMB với các chủ đầu tư và lãnh đạo các xã, phường, thị trấn nơi có thu hồi đất; đối với các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền kịp thời đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Liên ngành xem xét giải quyết, đảm bảo triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả cơng tác GPMB tại các dự án trọng điểm trên địa bàn.

- Tại nhiều dự án, nhất là tại các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố, lành đạo cấp Đảng ủy và chính quyền quận, huyện đã chỉ đạo các tổ chức làm nhiệm vụ BT, GPMB tích cục phối hợp với các đồn thể chính trị - xã hội cơ sở nơi có thu hồi đất như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... để thành lập nhiều Tổ tuyên truyền đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, giải thích cho người bị thu hồi đất chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án. Một số địa phương đã thực hiện tốt sự phối hợp tuyên truyền vận động như: Hà Đông, Đống Đa (dự án đường sắt cao tốc đoạn Cát Linh - Hà Đơng), Sóc Sơn (dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài), Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ (dự án dường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Bưởi), Thanh Xuân (dự án đường Vành đai 2 đoạn Ngã tư Vọng - Ngã Tư Sở),...

Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

- Trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định Chính phủ, các dự thảo Thơng tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, Ban Chi đạo GPMB Thành phố cùng các Sở, ngành có liên quan đã tham gia nghiên cứu, đóng gỏp ý kiến với các Bộ: Tài ngun và Mơi trường, Tài chính, Xây dựng,… liên quan đến cơng tác BTHT&TĐC (bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức Hội thảo lấy ý kiến trực tiếp, ban hành văn bản góp ý…);

- Trên cơ sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố và các Sở, Ngành có liên quan đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai và Nghị định Chính phủ giao. Các văn bản quy phạm pháp luật này có hiệu lực thi hành cùng với Luật Đất đai 2013, các Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất GPMB theo đúng quy định của pháp luật.

Công tác giải quyết, tháo gờ vưởng mẳc trong việc áp dụng cơ ché chính sách trong GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Do tính chất phức tạp của cơng tác GPMB, nhiều trường hợp chưa có trong chính sách khung. Do vậy, trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố chủ trì cùng các sở, ngành liên quan xem xét, thống nhất, trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Tương tự, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tích cực chủ trì trong việc xác định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ và thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; cân đối, trình UBND

thành phố bố trí quỹ đất tái định cư; giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai khi GPMB... Sở Tài chính chủ trì thẩm định giá đất cụ thể làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ và thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; trong việc giải quyết vướng mắc liên quan đến đơn giá cây trồng, vật nuôi là thủy sản; xác định chi phí đầu tư vào đất cịn lại; chi phí hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng cho tổ chức; thực hiện nghĩa vụ tài chính của người bị thu hồi đất... Sở Xây dựng chủ trì xác định giá bán nhà tái định cư và giá cơng trình, vật kiến trúc làm cơ sở bồi thường, hỗ trợ; cân đối, trình UBND thành phố bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ nhu cầu của các dự án...

Về cơ chế, chính sách chung trong GPMB, thu hồi đất, thành phố cũng ban hành nhiều văn bản mới để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân như: Quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố; ban hành quy định một số nội dung về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố... Vì vậy, cơng tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến mạnh, đạt hiệu quả cao.

b. Khái quát về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quận trung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội có nhu cầu về xây dựng các cơng trình phục vụ mục đích an ninh quốc phịng, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng ngày càng gia tăng, công tác GPMB, thu hồi đất cần phải được thực hiện đúng tiến độ đã và đang được lãnh đạo quận chỉ đạo sâu sát.

Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có 75 dự án GPMB, với tổng diện tích đất thu hồi: 51,59 ha; Liên quan đến 2.718 hộ gia đình, cá nhân; dự kiến bố trí tái định cư cho 919 hộ gia đình, cá nhân. Trong đó có một số dự án trọng điểm của Thành phố và Quận.

Tính đến hết năm 2017, kết quả thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án: Phê duyệt 792 PA, đã chi trả tiền 342,9 tỷ đồng, thu hồi 7,42 ha đất.

- Hồn thành cơng tác GPMB đối với 07 dự án/1,606 ha đất:

+ Đường nối từ ngõ 86 phố Chùa Hà đến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài: 01PA/ 01 tổ chức/ 0,11 ha đất/ 0,677 tỷ đồng.

+ Xây dựng và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ô đất E2 - Khu ĐTM Cầu Giấy: 20PA/20 hộ/ 0,11 ha đất/ 1,8 tỷ đồng.

đất/ 0,292 tỷ đồng.

+ Xây dựng cầu 361 (qua sông Tô Lịch) trên địa bàn quận Cầu Giấy: 05PA/ 04 hộ gia đình/ 0,236 ha đất/ 24,64 tỷ đồng.

+ Xây dựng đường Trần Đăng Ninh kéo dài, phường Dịch Vọng: 162PA/0,81232 ha đất/320 tỷ đồng.

+ Xây dựng đoạn đường tiếp giáp trường THCS Nguyễn Siêu và dự án xây dựng nhà kho vật liệu và trực sửa chữa điện 24/24: 09 PA/0,269 ha/ 0,844 tỷ đồng.

+ Trung tâm giao dịch điều hành viễn thông quốc gia: 01 PA/0,069 ha đất/1,8 tỷ đồng.

- Các dự án cơ bản hồn thành cơng tác giải phóng mặt bằng, dự kiến hoàn thành GPMB trong quý I năm 2018: 07 dự án

+ Dự án Xây dựng tuyến đường số 1 vào khu đô thị Tây Hồ Tây: chi trả tiền 42PA/117,778 tỷ/0,188 ha. Còn lại 03PA/300,7 m2/5.898.032.516 đồng chưa nhận tiền, chưa bàn giao mặt bằng.

+ Dự án Xây dựng khu công viên hồ điều hịa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch theo hình thức hợp đồng BT: Đã phê duyệt và chi trả tiền toàn bộ phương án BTHT. Cịn tồn tại 01 ngơi mộ của 01 hộ gia đình chưa cải táng, gia đình cam kết di chuyển trong năm 2018. Hiện đang vận động di chuyển.

+ Dự án Xây dựng tuyến đường Khung A1 trên địa bàn phường Nghĩa Đô: 05 PA/ 59,5 m2/ 0,619 tỷ đồng. Hiện Chủ đầu tư đang bố trí nguồn vốn để chi trả tiền BTHT.

+ Dự án Trùng tu, tôn tạo Chùa Hoa Lăng tại phường Quan Hoa: 01 PA/ 0,013 ha/ 0,829 tỷ đồng. Hiện đang chờ Quyết định bán nhà của UBND Thành phố để hộ gia đình di chuyển.

+ Dự án Đầu tư xây dựng Trường mầm non HDC tại ô đất ký hiệu O15- NT1, khu đô thị mới Tây Hồ Tây, phường Nghĩa Tân: 01 PA/ 01 tổ chức/ 762,8m2/2,8 triệu đồng.

+ Dự án Đầu tư xây dựng khu tái định cư, bãi đỗ xe cây xanh tập trung và cơng cộng hành chính đơn vị ở: 63 PA/0,693 ha/0,98 tỷ đồng. Hiện cịn một số ngơi mộ vô chủ đang tiếp tục thực hiện công tác di chuyển.

+ Dự án Xây dựng đường Vành đai II (0,005 ha): Còn tồn tại 02 PA. Hiện đang báo cáo UBND Thành phố về việc cho tồn tại cơng trình của 01 hộ gia

đình, đồng thời đang hồn thiện thủ tục th mua nhà TĐC cho 01 hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án mở rộng đường vành đai III đoạn mai dịch cầu thăng long (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)