Mức độ công khai thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.1.Mức độ công khai thủ tục hành chính

4.3. Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nộ i chi nhánh

4.3.1.Mức độ công khai thủ tục hành chính

Mục đích của việc công khai thủ tục hành chính nhằm thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính, góp phần phòng chống tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền.

Niêm yết công khai TTHC là biện pháp để cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện quy định TTHC, đưa các quy định này đi vào cuộc sống. VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm đã niêm yết công khai khai lịch tiếp nhận hồ sơ; trình tự, thủ tục đăng ký; thời hạn trả kết quả; các khoản phí, lệ phí và có bàn hướng dẫn kê khai hồ sơ.

VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm

Hình 4.6. Bàn hƣớng dẫn kê khai hồ sơ

Mức độ công khai TTHC tại chi nhánh huyện Gia Lâm được thể hiện qua phương thức tiếp cận của người dân được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.12. Đánh giá về mức độ công khai thủ tục hành chính

STT Phƣơng thức tiếp cận Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên Tổng Tỷ lệ %

1 Hướng dẫn của cán bộ một cửa 13 15 16 44 48,9 2 Thủ tục niêm yết tại một cửa 15 12 12 39 43,3 3 Qua nguồn khác 2 3 2 7 7,8

Tổng 30 30 30 90 100,0

Theo kết quả điều tra các cá nhân trực tiếp đến thực hiện giao dịch tại chi nhánh huyện Gia Lâm thì có 100% ý kiến cho rằng họ đã nắm được các quy định về thủ tục cũng như nội dung hồ sơ. Đối với các đối tượng tại Đa Tốn có 28/30 người, tại Phú Thị có 27/30 người và xã Yên Viên là 28/30 người cho biết họ nắm được các quy định thông qua sự hướng dẫn của cán bộ cũng như việc niêm yết tại bộ phận một cửa. Như vậy, trung bình có 48,9% ý kiến cho rằng họ biết được các TTHC thông qua việc niêm yết tại bộ phận của chi nhánh huyện Gia Lâm; 43,3% ý kiến cho rằng họ nắm được qua sự hướng dẫn của cán bộ một cửa; còn 7,8% ý kiến cho

biết họ đã nắm được các TTHC thông qua tự tìm hiểu trên các trang báo điện tử và một phần là qua sự tư vấn của các văn phòng công chứng. Điều này cho thấy, mô hình VPĐK đất đai đang đi đúng hướng trên con đường thực hiện công khai, minh bạch TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn thành phố

Hình 4.7. Cam kết về Chính sách chất lƣợng

4.3.2. Thái độ, mức độ hƣớng dẫn của cán bộ tiếp nhận và trả kết quả

Thái độ hướng dẫn của cán bộ bộ phận một cửa là vấn đề được người dân hết sức quan tâm. Thái bộ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố mang tính quyết định trong công tác giải quyết TTHC.

Những cán bộ này đều có năng lực chuyên môn tổng hợp, nắm vững được các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, nhiệt tình trong công việc và có thái độ cư xử đúng mực mà không có thái độ cửa quyền, sách nhiễu khi người sử dụng đất đến giao dịch.

Bảng 4.13. Đánh giá thái độ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ

STT Thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên Tổng Tỷ lệ % 1 Tận tình, chu đáo 13 15 16 44 48,9 2 Bình thường 15 13 13 41 45,6 3 Không tận tình, chu đáo 2 2 1 5 5,5

Với phương pháp tận tình hướng dẫn, giải thích cho người sử dụng đất có yêu cầu khi đến giao dịch tại chi nhánh huyện Gia Lâm ngày càng được người sử dụng đất đánh giá cao và được chấp thuận.

Kết quả điều tra trung bình qua 3 xã Đa Tốn, Phú Thị, xã Yên Viên cho thấy, có 48,9% ý kiến cho rằng thái độ của cán bộ khi tiếp nhận và trả kết quả TTHC là tận tình, chu đáo; 45,6% cho rằng ở mức bình thường và chỉ có 5,5% phản ánh là không tận tình, chu đáo.

Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, các cán bộ tại chi nhánh huyện Gia Lâm có nhận thức tốt, nắm chắc quy định pháp luật nên việc giải thích những yêu cầu liên quan đến các TTHC cho người dân không gặp nhiều khó khăn

Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hƣớng dẫn của cán bộ khi tiếp nhận hồ sơ TTHC STT Mức độ hƣớng dẫn của cán bộ Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên Tổng Tỷ lệ % 1 Hướng dẫn đầy đủ 13 15 16 44 48,9 2 Hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ 15 13 13 41 45,5 3 Không hướng dẫn 2 2 1 5 5,6

Tổng 30 30 30 90 100,0

Về mức độ hướng dẫn của cán bộ cho công dân khi đến VPĐK thực hiện giao dịch, có 44/90 người tương đương với 48,9% ý kiến cho rằng được hướng dẫn đầy đủ; có 45,9% ý kiến cho rằng cán bộ đã hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ (41/90 phiếu), sau đó họ tìm hiểu thêm thông qua đọc hướng dẫn đã được niêm yết ở bộ phận một cửa; cuối cùng có 5,6 % ý kiến cho rằng họ đã không được hướng dẫn (5/90 phiếu) mà tự tìm hiểu qua mạng Internet hoặc tại các Văn phòng Công chứng.

Từ những thực tế trên cho thấy, để mô hình VPĐK đất đai hoạt động có hiệu quả trước hết, đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp và cải cách hơn nữa.

4.3.3. Thời gian thực hiện các thủ tục

Thời gian giải quyết công việc khi đến giao dịch tại Chi nhánh VPĐK đất đai là quy định quan trọng trong cải hành chính. Từ những thực tiễn trên địa bàn điều tra cho thấy, quá trình giải quyết hồ sơ đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin nơi nhân dân.

Bảng 4.15. Đánh giá thời hạn giải quyết các TTHC

STT Thời gian giải quyết TTHC Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên Tổng Tỷ lệ % 1 Đúng thời hạn 28 29 30 87 96,7 2 Chậm thời hạn 2 1 0 3 3,3 Tổng 30 30 30 90 100,0

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn, trung bình chiếm tới 96,7%; chỉ có 3,3% ý kiến phản ánh về việc chậm muộn hồ sơ. Tuy vậy, một vài ý kiến này cũng phản hồi tích cực trở lại, họ cho biết cán bộ chuyên môn của chi nhánh Gia Lâm đã chủ động thông báo về việc hồ sơ đến hạn chưa có kết quả và gửi thư xin lỗi đến người dân. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do thiếu nhân lực, công việc quá tải đặc biệt là các tháng cuối năm.

4.3.4. Các khoản lệ phí phải nộp

Phí và lệ phí khi thực hiện đăng ký biến động tại Chi nhánh VPĐK đất đai là khác nhau giữa các thủ tục, trong cùng một thủ tục lại khác nhau do giá trị của thửa đất. Theo điều tra, có 100% ý kiến cho rằng họ không phải nộp khoản nào ngoài quy định. Tuy nhiên, họ cho rằng, các khoản phí và lệ phí hiện còn cao so với thu nhập bình quân của người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại, Chi nhánh huyện Gia Lâm thu phí theo Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về việc ban hành một số quy định thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố. Một số loại phí người dân phải nộp khi thực hiện đăng ký biến động chuyển QSDĐ như phí thẩm định hồ sơ cấp giấy là 0,15% giá trị chuyển nhượng (tính trên giá trị thửa đất); lệ phí cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 10.000đ, đối với trường hợp có tài sản trên đất là 50.000đ, đăng ký giao dịch bảo đảm là 60.000đ; xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là 10.000đ.

4.3.5. Đánh giá về mức độ hài lòng của ngƣời dân

Việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp như VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm nhằm góp phần đo lường một cách chính xác về chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp. Từ kết quả khảo sát, đánh giá sẽ giúp kịp thời phát hiện những điểm

yếu và nguyên nhân; xây dựng và thực hiện các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vị sự nghiệp; đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong từng thời kỳ, đem lại sự hài lòng ngày càng cao cho người dân; bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.

Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết TTHC tại VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm

STT Tiêu chí

Địa bàn điều tra

Tổng số phiếu Tỷ lệ (%) Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên 1 Rất hài lòng 10 10 11 31 34,4 2 Hài lòng 6 6 11 23 25,6 3 Bình thường 11 12 7 30 33,3 4 Không hài lòng 2 1 1 4 4,4 5 Rất không hài lòng 1 1 0 2 2,3 Tổng 30 30 30 90 100,00

Từ thực tế khảo sát những người trực tiếp đến thực hiện các giao dịch tại chi nhánh huyện Gia Lâm ở ba địa bàn đại diện cho 3 khu vực của huyện cho thấy có 31/90 ý kiến (chiếm 40,0%) cảm thấy rất hài lòng trong quá trình giải quyết TTHC tại chi nhánh huyện Gia Lâm; có 23/90 người (chiếm 25,6%) cảm thấy hài lòng; có 30/90 ý kiến (chiếm 33,3%) cảm thấy bình thường; có 4/90 ý kiến cảm thấy chưa hài lòng (chiếm 4,4%) và chỉ có 2/90 ý kiến chiếm 2,3% phản ánh rằng họ rất không hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, khiến hồ sơ chậm muộn của VPĐK đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Gia Lâm.

Nhìn chung, kết quả điều tra ý kiến của người sử dụng đất đã tham gia thực hiện thủ tục hành chính và liên hệ với chi nhánh VPĐK đất đai để giải quyết công việc đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình hoạt động của VPĐK theo cơ chế một cấp như hiện nay. Đa số người dân đến làm TTHC đều cảm thấy được sự thuận tiện của cơ chế “một cửa” thông qua việc đánh giá tốt về mức độ công khai TTHC, về thời gian, chất lượng và hiệu quả giải quyết các công việc, về mức phí, lệ phí phải nộp.

4.3.6. Đánh giá của cán bộ làm việc tại chi nhánh huyện Gia Lâm

Qua điều tra 14 cán bộ (chiếm 100% nguồn nhân lực tại chi nhánh huyện Gia Lâm) cho biết trong quá trình làm việc, tùy từng nhiệm vụ được giao mà các cán bộ có sự phối hợp nhất địa với các đơn vị liên đó là: cán bộ địa chính xã, thị trấn; cán

bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, các bộ Chi cục Thuế huyện huyện Gia Lâm, cán bộ VPĐK đất đai Hà Nội và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả điều tra cho thấy, 100% ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan là đảm bảo thời gian, có sự phối hợp bình thường cho đến chặt chẽ. Có 2/14 ý kiến cho biết những vướng mắc thường phát sinh trong quá trình phối hợp với cán bộ địa chính xã, thị trấn; 1/14 ý kiến cho rằng còn phát sinh trong cả khâu phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường trong chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm lâu năm của các cán bộ, những vướng mắc này thường được giải quyết ngay, đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ.

4.3.7. Đánh giá chung

4.3.7.1. Ưu điểm

Thực hiện chủ trương xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Sở TN&MT Hà Nội xây dựng Đề án tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở TN&MT Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sau khi thành lập và đi và hoạt động, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức, VPĐK đất đai Hà Nội cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất tại các dự án phát triển nhà ở; xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu theo hướng hiện đại hóa thống nhất; hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước về đất đai; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư biến các tiềm năng lợi thế về tài nguyên và môi trường thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Mô hình này đã thống nhất một đầu mối chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đất đai, đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc, tồn tại trong hệ thống Văn phòng Đăng ký QSDĐ 2 cấp trước đây. Mô hình cũng bảo đảm giải quyết TTHC về ĐKĐĐ, tài sản gắn liền với đất một cách đơn giản, thuận tiện theo cơ chế "một cửa"...

Việc kiện toàn Văn phòng đăng ký được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu của đề án, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động đăng ký đất đai thường xuyên, đáp ứng nhu cầu của người dân, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp GCN với bộ máy tổ chức được sắp

xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu, quy trình giải quyết công việc được thực hiện thống nhất. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai từng bước được hoàn thiện.

Ngoài ra, việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác chỉnh lý cập nhật biến động, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.; thời gian thực hiện thủ tục được đảm bảo, một số nơi đã rút ngắn hơn nhiều so với trước đây, 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước đây.

4.3.7.2. Nhược điểm

Triển khai mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp là một bước chuyển cần thiết trong việc hiện đại hóa quản lý đất đai cũng như xây dựng bản đồ địa chính. Thế nhưng, đa số các địa phương đều vấp phải khó khăn.

Về quản lý Nhà nước UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý các Chi nhánh nhưng Sở TN&MT là cơ quan quản lý về chuyên môn và con người. Trụ sở làm việc của chi nhánh còn rất chật hẹp, đang sử dụng chung nhà làm việc với sở và các cơ quan của huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn hiện nay là rất thiếu thốn: không gian làm việc chật hẹp ảnh hưởng đến việc tiếp công dân trong quá trình làm việc, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cũng như trong quá trình làm việc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các phòng, ban và cán bộ địa chính các xã, thị trấn.

Nếu như trước đây, hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân khi chuyển QSDĐ được Văn phòng đăng ký QSDĐ các quận, huyện thực hiện theo quy định và trình UBND quận, huyện ký giấy chứng nhận; thì hiện nay, được các chi nhánh tiếp nhận, thụ lý và chuyển về Văn phòng trình Sở TN&MT ký giấy chứng nhận. Mặc dù, đã có nhiều phương án luân chuyển hồ sơ được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tính đến nhưng mức độ khả thi chưa cao như: luân chuyển hồ sơ bằng đường bưu điện. Tuy nhiên, khi có vấn đề về mất, thất lạc hồ sơ, bưu kiện, đơn vị thực hiện hợp đồng vận chuyển không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 73)