Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 30 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Văn phòng đăng ký đất đai tại Việt Nam

2.3.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai

2.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI (12/01/2011 - 19/01/2011) đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mới trường cạnh tranh lành mạnh và cải cách hành chính”, “bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”, “tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí”, “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục”, “thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011).

Nghị quyết số 76/2013/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (Chính phủ, 2013).

Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016- 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2016).

Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày ngày 01 tháng 8 năm 2007 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước (Đảng cộng sản Việt Nam, BCHTW, 2007).

Quyết định số 09/2015/QĐ- TTg ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (Thủ tướng Chính phủ, 2015).

2.3.1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai

Việc đăng ký QSDĐ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký QSDĐ trong các trường hợp: người đang sử dụng đất chưa được cấp GCN QSDĐ; người trúng đấu giá QSDĐ, cấp đất tái định cư khi thu hồi đất; người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; người sử dụng đất đã có GCN QSDĐ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa đất; người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

Luật Đất đai 2003 quy định: “Việc đăng ký QSDĐ được thực hiện tại Văn phòng đăng ký QSDĐ trong các trường hợp: Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCN QSDĐ; người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ; người sử dụng đất đã có GCN QSDĐ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi đường ranh giới thửa đất; người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành”. (Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003). “Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương có Văn phòng đăng ký QSDĐ là cơ quan dịch vụ công thực hiện

chức năng quản lý hồ sơ địa chính gốc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính, phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ” (Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003).

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: “UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở TN&MT và thành lập các chi nhánh của Văn phòng đăng ký QSDĐ tại các địa bàn cần thiết; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký QSDĐ trên địa bàn quyết định thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Phòng TN&MT” (Chính Phủ, 2004).

Luật đất đai 2013 ra đời thay thế Luật Đất đai 2003 đã có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ câu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định: “Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu” (Chính phủ, 2013).

Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ TN&MT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Thông tư quy định: Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, 2015).

Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. Thông tư quy định

phạm vi điều chỉnh, các trường hợp đăng ký thế chấp bảo lãnh tại VPĐK; Các quy định liên quan đến thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của VPĐK, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất của người dử dụng đất (Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT, 2016).

Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố (UBND thành phố Hà Nội, 2016).

Về cơ bản, Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐK trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tương đối đầy đủ. Đó là căn cứ pháp lý ban đầu để thành lập và đưa các VPĐK đi vào hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 30 - 33)