Đánh giá thời hạn giải quyết các TTHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 77 - 93)

STT Thời gian giải quyết TTHC Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên Tổng Tỷ lệ % 1 Đúng thời hạn 28 29 30 87 96,7 2 Chậm thời hạn 2 1 0 3 3,3 Tổng 30 30 30 90 100,0

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn lượng hồ sơ được giải quyết đúng hạn, trung bình chiếm tới 96,7%; chỉ có 3,3% ý kiến phản ánh về việc chậm muộn hồ sơ. Tuy vậy, một vài ý kiến này cũng phản hồi tích cực trở lại, họ cho biết cán bộ chuyên môn của chi nhánh Gia Lâm đã chủ động thông báo về việc hồ sơ đến hạn chưa có kết quả và gửi thư xin lỗi đến người dân. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ là do thiếu nhân lực, công việc quá tải đặc biệt là các tháng cuối năm.

4.3.4. Các khoản lệ phí phải nộp

Phí và lệ phí khi thực hiện đăng ký biến động tại Chi nhánh VPĐK đất đai là khác nhau giữa các thủ tục, trong cùng một thủ tục lại khác nhau do giá trị của thửa đất. Theo điều tra, có 100% ý kiến cho rằng họ không phải nộp khoản nào ngoài quy định. Tuy nhiên, họ cho rằng, các khoản phí và lệ phí hiện còn cao so với thu nhập bình quân của người dân.

Hiện tại, Chi nhánh huyện Gia Lâm thu phí theo Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 về việc ban hành một số quy định thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố. Một số loại phí người dân phải nộp khi thực hiện đăng ký biến động chuyển QSDĐ như phí thẩm định hồ sơ cấp giấy là 0,15% giá trị chuyển nhượng (tính trên giá trị thửa đất); lệ phí cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 10.000đ, đối với trường hợp có tài sản trên đất là 50.000đ, đăng ký giao dịch bảo đảm là 60.000đ; xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là 10.000đ.

4.3.5. Đánh giá về mức độ hài lòng của ngƣời dân

Việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp như VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm nhằm góp phần đo lường một cách chính xác về chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp. Từ kết quả khảo sát, đánh giá sẽ giúp kịp thời phát hiện những điểm

yếu và nguyên nhân; xây dựng và thực hiện các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của đơn vị sự nghiệp; đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong từng thời kỳ, đem lại sự hài lòng ngày càng cao cho người dân; bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.

Bảng 4.16. Đánh giá mức độ hài lòng về toàn bộ quá trình giải quyết TTHC tại VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm

STT Tiêu chí

Địa bàn điều tra

Tổng số phiếu Tỷ lệ (%) Đa Tốn Phú Thị Xã Yên Viên 1 Rất hài lòng 10 10 11 31 34,4 2 Hài lòng 6 6 11 23 25,6 3 Bình thường 11 12 7 30 33,3 4 Không hài lòng 2 1 1 4 4,4 5 Rất không hài lòng 1 1 0 2 2,3 Tổng 30 30 30 90 100,00

Từ thực tế khảo sát những người trực tiếp đến thực hiện các giao dịch tại chi nhánh huyện Gia Lâm ở ba địa bàn đại diện cho 3 khu vực của huyện cho thấy có 31/90 ý kiến (chiếm 40,0%) cảm thấy rất hài lòng trong quá trình giải quyết TTHC tại chi nhánh huyện Gia Lâm; có 23/90 người (chiếm 25,6%) cảm thấy hài lòng; có 30/90 ý kiến (chiếm 33,3%) cảm thấy bình thường; có 4/90 ý kiến cảm thấy chưa hài lòng (chiếm 4,4%) và chỉ có 2/90 ý kiến chiếm 2,3% phản ánh rằng họ rất không hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính, khiến hồ sơ chậm muộn của VPĐK đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Gia Lâm.

Nhìn chung, kết quả điều tra ý kiến của người sử dụng đất đã tham gia thực hiện thủ tục hành chính và liên hệ với chi nhánh VPĐK đất đai để giải quyết công việc đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình hoạt động của VPĐK theo cơ chế một cấp như hiện nay. Đa số người dân đến làm TTHC đều cảm thấy được sự thuận tiện của cơ chế “một cửa” thông qua việc đánh giá tốt về mức độ công khai TTHC, về thời gian, chất lượng và hiệu quả giải quyết các công việc, về mức phí, lệ phí phải nộp.

4.3.6. Đánh giá của cán bộ làm việc tại chi nhánh huyện Gia Lâm

Qua điều tra 14 cán bộ (chiếm 100% nguồn nhân lực tại chi nhánh huyện Gia Lâm) cho biết trong quá trình làm việc, tùy từng nhiệm vụ được giao mà các cán bộ có sự phối hợp nhất địa với các đơn vị liên đó là: cán bộ địa chính xã, thị trấn; cán

bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, các bộ Chi cục Thuế huyện huyện Gia Lâm, cán bộ VPĐK đất đai Hà Nội và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả điều tra cho thấy, 100% ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan là đảm bảo thời gian, có sự phối hợp bình thường cho đến chặt chẽ. Có 2/14 ý kiến cho biết những vướng mắc thường phát sinh trong quá trình phối hợp với cán bộ địa chính xã, thị trấn; 1/14 ý kiến cho rằng còn phát sinh trong cả khâu phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường trong chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm lâu năm của các cán bộ, những vướng mắc này thường được giải quyết ngay, đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ.

4.3.7. Đánh giá chung

4.3.7.1. Ưu điểm

Thực hiện chủ trương xây dựng mô hình quản lý đất đai hiện đại, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, Sở TN&MT Hà Nội xây dựng Đề án tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở TN&MT Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sau khi thành lập và đi và hoạt động, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức, VPĐK đất đai Hà Nội cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất tại các dự án phát triển nhà ở; xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ, cơ sở dữ liệu theo hướng hiện đại hóa thống nhất; hỗ trợ tích cực công tác quản lý nhà nước về đất đai; thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư biến các tiềm năng lợi thế về tài nguyên và môi trường thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Mô hình này đã thống nhất một đầu mối chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đất đai, đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc, tồn tại trong hệ thống Văn phòng Đăng ký QSDĐ 2 cấp trước đây. Mô hình cũng bảo đảm giải quyết TTHC về ĐKĐĐ, tài sản gắn liền với đất một cách đơn giản, thuận tiện theo cơ chế "một cửa"...

Việc kiện toàn Văn phòng đăng ký được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng các yêu cầu của đề án, đảm bảo duy trì ổn định hoạt động đăng ký đất đai thường xuyên, đáp ứng nhu cầu của người dân, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp GCN với bộ máy tổ chức được sắp

xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu, quy trình giải quyết công việc được thực hiện thống nhất. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai từng bước được hoàn thiện.

Ngoài ra, việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác chỉnh lý cập nhật biến động, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.; thời gian thực hiện thủ tục được đảm bảo, một số nơi đã rút ngắn hơn nhiều so với trước đây, 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước đây.

4.3.7.2. Nhược điểm

Triển khai mô hình văn phòng đăng ký đất đai một cấp là một bước chuyển cần thiết trong việc hiện đại hóa quản lý đất đai cũng như xây dựng bản đồ địa chính. Thế nhưng, đa số các địa phương đều vấp phải khó khăn.

Về quản lý Nhà nước UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý các Chi nhánh nhưng Sở TN&MT là cơ quan quản lý về chuyên môn và con người. Trụ sở làm việc của chi nhánh còn rất chật hẹp, đang sử dụng chung nhà làm việc với sở và các cơ quan của huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn hiện nay là rất thiếu thốn: không gian làm việc chật hẹp ảnh hưởng đến việc tiếp công dân trong quá trình làm việc, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cũng như trong quá trình làm việc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các phòng, ban và cán bộ địa chính các xã, thị trấn.

Nếu như trước đây, hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân khi chuyển QSDĐ được Văn phòng đăng ký QSDĐ các quận, huyện thực hiện theo quy định và trình UBND quận, huyện ký giấy chứng nhận; thì hiện nay, được các chi nhánh tiếp nhận, thụ lý và chuyển về Văn phòng trình Sở TN&MT ký giấy chứng nhận. Mặc dù, đã có nhiều phương án luân chuyển hồ sơ được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tính đến nhưng mức độ khả thi chưa cao như: luân chuyển hồ sơ bằng đường bưu điện. Tuy nhiên, khi có vấn đề về mất, thất lạc hồ sơ, bưu kiện, đơn vị thực hiện hợp đồng vận chuyển không chấp nhận bồi thường về giá trị pháp lý của “hàng hoá” là giấy chứng nhận, mà chỉ chấp nhận đền bù giấy chứng nhận, hồ sơ như hàng hoá thông thường khác theo khối lượng bưu kiện. Việc luân chuyển hồ sơ dưới dạng hồ sơ địa chính điện tử chưa thể áp dụng ngay do chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, kinh phí đầu tư lớn, hệ thống hồ sơ địa chính tổng thể trên toàn địa bàn thành phố

Hà Nội dự kiến đến hết năm 2017 mới thực hiện cơ bản xong.

4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - CHI NHÁNH HUYỆN VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - CHI NHÁNH HUYỆN GIA LÂM

4.4.1. Giải pháp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ

Quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Chi nhánh VPĐK đất đai và các đơn vị liên quan; nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng chồng chéo trong các khâu giả quyết TTHC.

Nâng cao hơn nữa quy chế làm việc của chi nhánh VPĐK, quy định rõ trình tự công việc, phân công trách nhiệm từng bộ phận, từng cán bộ và người lao động.

Tiến hành ra soát, sắp xếp bố trí tổ chức, bộ máy; điều động linh hoạt cán bộ có chuyên môn phù hợp với từng nhiệm vụ tại Chi nhánh.

Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu theo “Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai” để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác quản lý đất đai.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đế việc quản lý, sử dụng đất.

Tiếp thu những phản ánh, phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp trực ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (một cửa) để hướng dẫn và nhận hồ sơ đảm bảo thành phần, chất lượng hồ sơ theo quy định, nâng cao mức độ hài lòng của người dân.

Công tác cập nhật chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ địa chính phải được thực hiện thường xuyên, thống nhất chung trên một nền bản đồ địa chính. Chi nhánh VPĐK đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm phải có trách nhiệm thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính thường xuyên và cung cấp bảo sao hồ sơ địa chính (dạng số và dạng giấy) cho UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

Phối hợp tốt Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất khi thực hiện các dự án thu hồi đất của người dân trên địa bàn để tiến hành chỉnh lý kịp thời GCN của người dân nơi thu hồi đất phục vụ cho công tác quản lý sau này.

4.4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐK. Hiện tại, một số công chức, viên chức, lao động hợp đồng còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức VPĐK là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn.

4.4.3. Giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở làm việc của chi nhánh còn rất chật hẹp, đang sử dụng chung nhà làm việc với sở và các cơ quan của huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn hiện nay là rất thiếu thốn: không gian làm việc chật hẹp ảnh hưởng đến việc tiếp công dân trong quá trình làm việc, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cũng như trong quá trình làm việc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các phòng, ban và cán bộ địa chính các xã, thị trấn. Việc áp dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Khi triển khai sử dụng phần mềm Vilis trong việc quản lý hồ sơ địa chính còn phức tạp về thao tác, phần mềm chưa tiện ích.

Vì vậy, để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh huyện Gia Lâm hơn nữa cần:

- Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện có của Chi nhánh; xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ trình VPĐK đất đai Hà Nội. Bố trí trụ

sở làm việc riêng biệt để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐK đất đai.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai: phần mềm đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phần mềm quản lý hồ sơ địa chính;... cải tiến, nâng cao phần mềm Vilis hiện tại để tiện dụng hơn.

- Hoàn thiện và bàn giao dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 77 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)