Thống kê diện tích đất đai giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 68 - 71)

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2015 (ha) Diện tích năm 2016 (ha) Diện tích năm 2017 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 11.671,24 11.671,24 11.671,24 1 Đất nông nghiệp 6.538.08 6.535,33 6.495.61

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.934.42 5.932,72 5.895.38 1.2 Đất lâm nghiệp 29.9 29,57 29.55 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 234.37 234,11 232.08 1.3 Đất nông nghiệp khác 339.38 338,43 338.59

2 Đất phi nông nghiệp 5.060.60 5.066,28 5.106.00

2.1 Đất ở 1.454.96 1.454,67 1.453.70 2.2 Đất chuyên dùng 2.233.44 2.236,47 2.278.87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59.28 59,80 59.8 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108.21 108,09 108.04 2.5 Đất sông suối và MNCD 1.201.45 1.204,00 1.201.44 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3.26 3,26 4.12

3 Đất chƣa sử dụng 72.56 69,63 69,63

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

Nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quỹ đất được lấy để phục vụ các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật như: xây dựng Trường mầm non, chợ và dịch vụ thương mại Ninh Hiệp; xây dựng nhà máy nước mặt sống Đuống tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu; xây dựng Bộ Tư lệnh Hải quân tại xã Đa Tốn, Đông Dư...

Nhóm đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đất ở lại giảm trong quỹ đất của thị trấn Trâu Quỳ do bị thu hồi để mở rộng tuyến đường Trâu Quỳ, mở rộng đường từ khu đô thị 31ha ra đường Ngô Xuân Quảng.

4.2.2.4. Công tác đăng ký biến động QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

a, Công tác đăng ký biến động khi chuyển QSDĐ

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản trên địa bàn huyện Gia Lâm được hâm nóng với những dự án đầu tư, hoạt động mua bán, chuyển quyền sử dụng đất diễn ra ngày một sôi động. Do đó, việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa

chính là vô cùng cấp thiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai

Ngày 12/6/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3542/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy trình đăng ký biến động khi chuyển quyền sử dụng đất được thể hiện tại phụ lục số 03.

Bảng 4.8. Kết quả công tác đăng ký biến động khi chuyển QSDĐ giai đoạn 2015 - 2017

STT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm

2016 Năm 2017 Tổng 1 TT Trâu Quỳ 421 520 781 1722 2 Đa Tốn 128 172 322 622 3 Cổ Bi 210 284 326 820 4 Đông Dư 188 226 311 725 5 Bát Tràng 93 110 120 323 6 Văn Đức 57 69 90 216 7 Kim Lan 68 84 97 249 8 Đặng Xá 200 195 272 667 9 Kiêu Kỵ 121 153 276 550 10 Phú Thị 95 140 204 439 11 Dương Xá 118 134 160 412 12 Kim Sơn 50 85 134 269 13 Lệ Chi 24 61 61 146 14 Dương Quang 22 83 91 196 15 TT Yên Viên 150 195 185 530 16 xã Yên Viên 126 199 259 584 17 Ninh Hiệp 106 163 313 582 18 Yên Thường 154 337 230 721 19 Dương Hà 122 138 264 524 20 Đình Xuyên 41 131 141 313 21 Phù Đổng 67 140 165 372 22 Trung Mầu 54 70 99 223 Tổng 2.615 3.689 4.901 11.205

Nguồn: VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm (2018)

Sau khi dự án quy hoạch khu đô thị Gia Lâm (chủ đầu tư Vingroup) được phê duyệt, khiến cho giá đất tại khu vực giáp ranh được đẩy lên như khu vực thị trấn Trâu Quỳ; Đa Tốn, Kiêu Kỵ. Minh chứng cho thấy, lượng hồ sơ chuyển dịch

tại xã Đa Tốn năm 2017 là 322 gấp 1,87 lần so với năm 2016; xã Kiêu Kỵ là 276 hồ sơ tăng gấp 1,81 lần năm 2016.

Hoạt động chuyển QSDĐ diễn ra không đồng đều giữa các đơn vị hành chính. Tại khu vực Trung tâm và vùng sông Hồng thì thị trấn Trâu Quỳ - là trung tâm của huyện - chiếm lượng hồ sơ lớn nhất.

Nếu như khu vực trung tâm có thị trấn Trâu Quỳ, thì khu vực Bắc Đuống nổi bật nhất là xã Ninh Hiệp. Những năm trước đây, do cơ chế còn lỏng lẻo, tại Ninh Hiệp thường diễn ra hoạt động mua bán trao tay mà không thông qua việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đến nay, việc chuyển quyền đã được thắt chặt, người dân ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đã nghiêm túc thực hiện, góp phần làm giảm lượng hồ sơ tranh chấp đất đai.

So với hai khu vực trên, hoạt động mua bán tại các xã Nam Đuống có phần trầm hơn, ví dụ như xã Dương Quang, xã Lệ Chi. Địa bàn chưa có những dự án nổi bật, giá đất không cao nên không thu hút được đầu tư.

Nhìn chung, năm 2017 đã có sự chuyển động tích cực góp phần làm cho thị trường bất động sản được hâm nóng trở lại.

b, Công tác Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP quy định các trường hợp dưới đây sẽ được cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp:

- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã được cấp trước ngày 10/12/2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

- Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

- Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Bảng 4.9. Kết quả công tác cấp đổi, cấp lại do mất GCN QSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)