Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 46 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gia Lâm

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a, Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế duy trì mức ổn định và có bước phát triển: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý ước tăng 10,86% so với cùng kỳ năm trước (KH 11,0-11,5%); trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%; Thương mại - dịch vụ tăng 16,90%; Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 1,20%.

b, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ tăng, tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm mạnh (Công nghiệp - xây dựng chiếm 53,3%, tăng 1,23% so với cùng kỳ năm trước; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,98%, tăng 0,51% so với cùng kỳ năm trước; Nông, lâm nghiệp - thủy sản chiếm 10,72%, giảm 1,75% so với cùng kỳ năm trước). Kết quả cụ thể:

- Công nghiệp, xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 5.408.667 triệu đồng (giá so sánh), tăng 9,06% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 4.617.145 triệu đồng, tăng 7,60%; giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 693.127 triệu đồng, tăng 18,41% so với cùng kỳ năm trước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp; hoàn thành phê duyệt điều lệ quản lý và hoạt động cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ; xây dựng và triển khai phương án quản lý vận hành, xử lý vi phạm trật tự xây dựng cụm sản xuất tập trung làng nghề Bát Tràng; mở rộng, hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nước thải cụm công nghiệp Phú Thị.

- Thương mại, dịch vụ: Tăng cường quản lý, điều hành giá cả thị trường, các hoạt động thương mại - dịch vụ diễn ra sôi nổi, các loại hàng hóa phong

phú, đa dạng; tổ chức hội chợ hoa, cây cảnh và hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn các xã, thị trấn với nhiều hình thức hoạt động tạo nên mạng lưới cung cấp hàng hóa và dịch vụ rộng khắp, đáp ứng sức mua tăng cao trong dịp Tết, giá cả thị trường ổn định, không có hiện tượng tăng đột biến. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.734.265 triệu đồng, tăng 16,90% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức thực hiện tổng điều tra kinh tế năm 2017 và điều tra thu nhập bình quân đầu người năm 2017, kết quả thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện ước đạt 41,2 triệu đồng/người/năm. Phối hợp Sở Công thương và UBND xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” năm 2017 tại xã Bát Tràng đối với 02 làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao và Bát Tràng. Xây dựng giải pháp quản lý, phát triển thương hiệu làng nghề tại các xã Kim Lan, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Bát Tràng.

Tổ chức thẩm định, cấp mới 1.446 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng ký trên 410 tỷ đồng, cấp đổi 256 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 102 tỷ đồng. Thực hiện rà soát toàn bộ các hộ kinh doanh trên địa bàn phục vụ công tác quản lý, hậu kiểm, tổ chức kiểm tra 30 hộ kinh doanh tại xã Đặng Xá, hướng dẫn, nhắc nhở các hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định pháp luật sau đăng ký.

Ban hành quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án xã hội hóa xây dựng, quản lý, khai thác chợ thuộc thẩm quyền quyết định của Huyện. Xây dựng Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 21/4/2017 quản lý, khai thác, cải tạo sửa chữa, chuyển đổi mô hình quản lý chợ và Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ giai đoạn 2017-2020 tới các xã, thị trấn, các đơn vị quản lý chợ trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ xây mới, cải tạo, nâng cấp và chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác kinh doanh tại các chợ. Thực hiện giải tỏa dứt điểm chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, ban quản lý các chợ xây dựng, hoàn thiện nội quy chợ, sắp xếp ngành hàng đảm bảo mỹ quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng phương án giá sử dụng diện tích bán hàng trình phê duyệt theo quy định.

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Triển khai Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 21/03/2017 thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng nông nghiệp chuyên canh giai đoạn 2016-2020 năm 2017 và Kế

hoạch số 162/KH-UBND ngày 14/7/2017 về thực hiện chính sách phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung theo Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND năm 2017 đến các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, thị trấn. Rà soát, điều chỉnh Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ban hành “Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện”. Xử lý vi phạm và hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng và thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo quy hoạch vùng được duyệt. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 1.085.842 triệu đồng (giá so sánh), tăng 1,20% so với cùng kỳ năm trước.

+ Về trồng trọt: Triển khai Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 10/5/2017 duy trì, phát triển sản xuất rau, quả an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn. Phối hợp triển khai xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm rau an toàn tại xã Văn Đức, Đặng Xá và bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống PGS tại 03 xã vùng sản xuất quả an toàn tập trung Đông Dư, Đa Tốn, Kiêu Kỵ; triển khai mô hình chuối tiêu tại xã Kim Sơn. Ban hành Hướng dẫn số 05/UBND-KT về chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm. Kết quả tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 9.551ha, bằng 95,5% so với cùng kỳ, trong đó diện tích trồng lúa 4.381ha, giảm 10,97% so với cùng kỳ, năng suất ước đạt 51,1 tạ/ha, giảm 5,0 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước, ngô 1.046ha, giảm 19,3%; đậu tương 158ha, giảm 17,1%; rau 2.341ha, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

+ Về chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 05/01/2017 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn huyện và Kế hoạch hành động số 73/KH-UBND ngày 28/3/2017 ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác. Phê duyệt phương án xử lý phân và chất thải hữu cơ tại thôn Đổng Xuyên, xã Đặng Xá; xây dựng phương án chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản ngoài khu dân cư tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại khu dân cư trên địa bàn xã Lệ Chi, Trung Mầu, Đặng Xá, Phù Đổng, xây dựng phương án nhân rộng mô hình hiệu quả trên địa bàn toàn huyện. Kết quả: đàn lợn trên 2 tháng tuổi ước đạt 49,0 nghìn con, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 7,3 nghìn con, giảm 5,31%, trong đó: bò sữa 3,0 nghìn con, giảm 14,21%,

bò thịt 4,3 nghìn con, tăng 2,1%; đàn gia cầm ước đạt 232 nghìn con, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.

c, Thu chi ngân sách nhà nước

- Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả cao, Ban chỉ đạo chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế thường xuyên tổ chức giao ban, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác đôn đốc thu, nộp thuế, thực hiện tận thu ngân sách. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.962.567 triệu đồng, loại trừ kết dư, chuyển nguồn, thu NSNN ước đạt 2.610.002 triệu đồng, bằng 180,2% dự toán Thành phố giao, bằng 146,8% dự toán Huyện giao và bằng 129,7% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.652.254 triệu đồng, bằng 262,7% dự toán Thành phố giao, bằng 195,8% dự toán Huyện giao và bằng 120,1% so với cùng kỳ năm trước. Phần do Huyện thu ước đạt 1.634.730 triệu đồng, bằng 265,2% dự toán Thành phố giao, bằng 196,6% dự toán Huyện giao và bằng 119,7% so với cùng kỳ năm trước (riêng thu thuế ngoài quốc doanh ước đạt 253.272 triệu đồng, bằng 100,1% so với dự toán Thành phố và huyện giao và bằng 121,5% so với cùng kỳ năm trước, thu tiền sử dụng đất ước đạt 978.964 triệu đồng, bằng 783,2% so với dự toán Thành phố giao, bằng 287,9% dự toán huyện giao và bằng 126,9% so với cùng kỳ năm trước).

Công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, kẹt tại các xã: Lệ Chi, Dương Quang, Đông Dư, Ninh Hiệp, Kim Lan,... đấu giá quyền thuê đất tại Cụm sản xuất làng nghề tập trung xã Kiêu Kỵ và đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án khu cao tầng và thấp tầng tại khu đô thị Trâu Quỳ, tổng kinh phí dự kiến thu được 978.964 triệu đồng, bằng 783,2% kế hoạch Thành phố giao, bằng 287,9% kế hoạch huyện giao.

- Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 2.325.620 triệu đồng, bằng 90,9% dự toán Huyện giao, bằng 152,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: chi thường xuyên 828.765 triệu đồng, bằng 98,4% dự toán giao, bằng 110,4% so với cùng kỳ năm trước; chi đầu tư XDCB 1.481.250 triệu đồng, bằng 97,5% dự toán giao, bằng 220,7% so với cùng kỳ năm trước.

4.1.2.2. Đặc điểm dân cư và xã hội

Tính đến năm 2011 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61806 hộ Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả

về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2011 đạt mức 1,5%.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Dân số chính trên toàn huyện thành phần dân tộc kinh là chính..

Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn người, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a, Giao thông

Huyện Gia Lâm có mạng lưới giao thông khá phát triển và phân bố đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt

- Hệ thống đường sắt gồm hai tuyến chính: tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên chạy song song với đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5.

- Hệ thống đường thủy được khai thác cả ở sông Hồng và sông Đuống. Sông Hồng có khả năng đáp ứng đi lại cho tàu đến 1000 tấn. Trên sông Đuống hiện có hai cảng nhỏ là cảng Đông Trù và cảng của nhà máy Diêm, Gỗ Cầu Đuống nằm ngoài phạm vi huyện.

- Hệ thống đường bộ khá phát triển với các đường Quốc lộ và đường vành đai như: đường quốc lộ 1A mới (đường vành đai 3) từ Cầu Thanh Trì lên phía Bắc đi Bắc Ninh; đường quốc lộ 1A cũ chạy từ Tây Nam lên Đông Bắc từ Cầu Đuống; đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên. Mạng lưới đường liên xã, liên thôn có kết cấu mặt đường là đá dăm, hoặc bê tông thấm nhập nhựa, chất lượng thấp. Tại các khu vực phát triển mới, hệ thống giao thông khu công nghiệp và khu đô thị đang được đầu tư xây dựng. Đây là các tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị (Khu đô thị Đặng Xá; KCN Dương Xá)...

Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại nhưng với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông nông thôn sẽ trở nên bất cập, cần tiếp tục được xây dựng và cải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo nâng cấp.

b, Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư xây dựng, đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp với 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21,560 m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3163,5 ha và 3 trạm bơm tiêu, kết hợp với các công trình thuỷ lợi do xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3023,2 ha gieo trồng. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

c, Giáo dục

Công tác xã hội hóa giáo dục đã được quan tâm đầy đủ, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên được quan tâm phát triển và đang dần được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng được cải thiện, nhiều loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.

d, Y tế

Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42203 m2, cần tiếp tục mở

rộng thêm 5070 m2. Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong

đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84 phòng chưa đạt chuẩn.

Nhìn chung, mạng lưới y tế huyện Gia Lâm đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 46 - 51)