Kết quả thực hiện nhiệm vụ của VPĐK đất đai Hà Nộ i chi nhánh huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 62 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nộ i chi nhánh

4.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của VPĐK đất đai Hà Nộ i chi nhánh huyện

huyện Gia Lâm

Ngày 12/6/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3542/QĐ-UBND v/v công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; theo đó quy định rõ 19 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh VPĐK đất đai thành phố Hà Nội được thể hiện tại phụ lục số 01.

4.2.2.1. Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDD

a, Công tác cấp GCN đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa

Trong hai năm 2016 và 2017, toàn huyện Gia Lâm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại 6 xã Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức. Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác cấp GCN đất nông nghiệp dồn điền đổi thửa dồn điền đổi thửa

STT Địa bàn Tổng số hồ sơ cấp GCN Số GCN đã cấp Tổng số GCN đã cấp Diện tích cấp GCN Tỷ lệ % Cấp mới Cấp đổi Cấp lại 1 Lệ Chi 1.838 0 1.707 108 1.815 3.750.807,85 98,7 2 Kim Sơn 2.076 0 1.964 112 2.076 3.192.437,62 100,0 3 Dương Quang 2.240 1.024 865 65 2.075 2.930.069,29 92,6 4 Phú Thị 745 0 713 32 745 988.215,00 100,0 5 Trung Mầu 185 0 181 4 185 348.879,00 100,0 6 Văn Đức 136 0 136 0 136 200.795,00 100,0 Tổng 7.220 1.024 5.566 321 7.032 11.411.203,76 97,4

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

Đến ngày 31/12/2017, phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm đã tham mưu UBND huyện phê duyệt phương án, cấp Giấy chứng nhân cho 7.032/7220 hộ gia đình, cá nhân; trong đó, có 1.024 trường hợp cấp mới, 5.566 trường hợp cấp đổi và 321 trường

hợp cấp lại do mất. Công tác dồn điền đổi thửa tập trung chủ yếu ở 3 xã Kim Sơn, Dương Quang và xã Lệ Chi. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, tới cuối năm 2017, các xã Kim Sơn, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức đã hoàn thành 100% kế hoạch cấp GCN sau dồn điền đổi thửa; xã Lệ Chi đạt 98,7%; xã Dương Quang đạt 92,6%; trung bình toàn huyện đạt 97,4% theo kế hoạch.

b, Công tác cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thông qua hình thức đấu giá, giao đất tái định cư

Ngày 31/3/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội

thay thế cho Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18/12/2015.

Trên cơ sở đó, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Hướng dẫn số 01/HD- UBND về quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy trình được tóm tắt tại phụ lục số 02.

Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện trong bảng 4.4.

Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 51.599 trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy xác nhận đăng ký đất đai, đạt 90,13% (trong đó: 47.678 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 3.921 Giấy xác nhận đăng ký đất đai). Còn lại 5.648 trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy xác nhận đăng ký đất đai.

Năm 2017, Ủy ban nhân dân huyện giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cấp 5.648 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy xác nhận đăng ký đất đai (trong đó: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân là 500 giấy và Giấy xác nhận đăng ký đất đai là 5.148 giấy). Kết quả thực hiện như sau:

- Đến ngày 30/6/2017, 100% các trường hợp sử dụng đất trên địa bàn Huyện đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy xác nhận đăng ký đất đai.

UBND huyện cấp được 662 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 132,4% kế hoạch giao; Chi nhánh huyện Gia Lâm đã tiếp nhận hồ sơ, đã cấp 7.741 Giấy xác nhận đăng ký đất đai, đạt 150,37% kế hoạch.

Bảng 4.4. Kết quả cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017

STT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng 1 TT Trâu Quỳ 23 18 95 136 2 Đa Tốn 84 80 45 209 3 Cổ Bi 76 35 35 146 4 Đông Dư 5 6 14 25 5 Bát Tràng 24 10 15 49 6 Văn Đức 16 3 7 26 7 Kim Lan 1 2 4 7 8 Đặng Xá 30 35 72 137 9 Kiêu Kỵ 50 71 44 165 10 Phú Thị 28 25 8 61 11 Dương Xá 74 40 24 138 12 Kim Sơn 30 25 12 67 13 Lệ Chi 30 30 12 72 14 Dương Quang 25 40 3 68 15 TT Yên Viên 15 20 26 61 16 xã Yên Viên 48 80 40 168 17 Ninh Hiệp 90 120 120 330 18 Yên Thường 108 66 39 213 19 Dương Hà 34 10 13 57 20 Đình Xuyên 14 2 12 28 21 Phù Đổng 20 20 12 52 22 Trung Mầu 20 10 10 40 Tổng 845 748 662 2255

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

c, Cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thông qua hình thức đấu giá, giao đất tái định cư

Hoạt động đấu giá trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua không có nhiều nổi bật,kết quả cấp GCN được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5. Kết quả cấp GCN thông qua hình thức đấu giá, giao đất TĐC tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017

STT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm

2016 Năm 2017 Tổng 1 TT Trâu Quỳ 112 116 18 246 2 Đa Tốn 37 0 0 37 3 Cổ Bi 3 1 0 4 4 Đông Dư 0 0 12 12 5 Bát Tràng 2 2 4 8 6 Văn Đức 0 0 0 0 7 Kim Lan 0 0 13 13 8 Đặng Xá 0 0 0 0 9 Kiêu Kỵ 15 27 48 90 10 Phú Thị 18 10 10 38 11 Dương Xá 12 11 11 34 12 Kim Sơn 0 0 10 10 13 Lệ Chi 0 0 0 0 14 Dương Quang 4 20 0 24 15 TT Yên Viên 0 0 0 0 16 xã Yên Viên 0 0 0 0 17 Ninh Hiệp 56 10 207 273 18 Yên Thường 0 39 6 45 19 Dương Hà 0 0 0 0 20 Đình Xuyên 0 0 0 0 21 Phù Đổng 0 0 67 67 22 Trung Mầu 0 0 0 0 Tổng 259 236 406 901

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

Giai đoạn vừa qua, huyện có một số dự án phát triển, thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất tái định cư như: tại Ninh Hiệp, có 280 hộ khi thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao tái định cư 80m2/hộ gia đình; tái định cư dự án Dốc Hội - Đại học Nông nghiệp; tái định cư dự án xây dựng đường Quốc lộ 3 mới tại xã Ninh Hiệp, Yên Thường.

Các phiên đấu giá chủ yếu tại Khu đấu giá 31ha thị trấn Trâu Quỳ. Ngoài ra là các hoạt động đấu giá đất nhỏ, xen kẹt tại các địa bàn xã Cổ Bi, Đông Dư,

Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị,... giao đất giãn dân tại xã Yên Thường và làng nghề tại Bát Tràng, Kiêu Kỵ.

4.2.2.2. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính

Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC theo mẫu hồ sơ mới phục vụ tốt hơn nữa cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.

Cho đến nay, hầu hết các xã, thị trấn, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký QSDĐ. Tại VPĐK đất đai hà Nội chi nhánh huyện Gia Lâm thì hồ sơ địa chính gồm Bản đồ địa chính, Sổ cấp Giấy chứng nhận, Sổ theo dõi biến động, cụ thể:

- Sổ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đất có 53 quyển được cập nhật thường xuyên khi có Quyết định cấp Giấy chứng nhận QSDĐ theo từng xã, thị trấn ;

- Sổ đăng ký biến động đất đai có 42 quyển cũng được cập nhật theo từng xã, thị trấn

- Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm…

Huyện Gia Lâm đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Kế thừa những kết quả đó, hiện nay huyện Gia Lâm vẫn còn lưu giữ bản đồ địa chính dưới dạng giấy; đồng thời tiến hành số hóa để thuận tiện chỉnh lý biến động. Số lượng bản đồ địa chính chi nhánh huyện Gia Lâm hiện đang sử dụng được thống kê theo bảng 4.6.

Bản đồ số là nguồn tư liệu quan trọng giúp việc quản lý, theo dõi biến động đất đai cũng như thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai bằng máy vi tính. Căn cứ Quyết định số 6264/QĐ-UBNg ngày 27/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, ngày 19/5/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ra Quyết định 1117/QĐ-STNMT về việc thành lập Tổ chuyên trách thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội. Đến nay, toàn bộ dữ liệu hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được chuyển sang dữ liệu số, góp phần đẩy nhanh công tác tra cứu và cập nhật biến động thường xuyên.

Bảng 4.6.Thống kê số lƣợng bản đồ địa chính của huyện Gia Lâm STT Đơn vị hành chính Loại bản đồ Tổng số tờ bản đồ Tỷ lệ (%) 1 TT Trâu Quỳ BĐĐC 41 1/500 2 Đa Tốn BĐĐC 52 1/500 3 Cổ Bi BĐĐC 31 1/500 4 Đông Dư BĐĐC 31 1/500 5 Bát Tràng BĐĐC 22 1/500 6 Văn Đức BĐĐC 18 1/500 7 Kim Lan BĐĐC 18 1/500 8 Đặng Xá BĐĐC 38 1/500 9 Kiêu Kỵ BĐĐC 53 1/500 10 Phú Thị BĐĐC 38 1/500 11 Dương Xá BĐĐC 43 1/500 12 Kim Sơn BĐĐC 49 1/500 13 Lệ Chi BĐĐC 31 1/500 14 Dương Quang BĐĐC 38 1/500 15 TT Yên Viên BĐĐC 37 1/500 16 xã Yên Viên BĐĐC 43 1/500 17 Ninh Hiệp BĐĐC 24 1/500 18 Yên Thường BĐĐC 53 1/500 19 Dương Hà BĐĐC 26 1/500 20 Đình Xuyên BĐĐC 32 1/500 21 Phù Đổng BĐĐC 32 1/500 22 Trung Mầu BĐĐC 17 1/500 Toàn huyện 767

Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm (2018)

4.2.2.3. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh huyện Gia Lâm đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm hoàn thành nhiệm vụ kiểm kê đất đai năm 2015 theo kế hoạch được giao của Sở Tài nguyên và Môi trường Diện tích các loại đất theo mục đích sử dụng được thể hiện trong bảng 4.7.

Việc thống kê đất đai để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, đề ra các biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Bảng 4.7. Thống kê diện tích đất đai giai đoạn 2015-2017 STT Mục đích sử dụng đất STT Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2015 (ha) Diện tích năm 2016 (ha) Diện tích năm 2017 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 11.671,24 11.671,24 11.671,24 1 Đất nông nghiệp 6.538.08 6.535,33 6.495.61

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.934.42 5.932,72 5.895.38 1.2 Đất lâm nghiệp 29.9 29,57 29.55 1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 234.37 234,11 232.08 1.3 Đất nông nghiệp khác 339.38 338,43 338.59

2 Đất phi nông nghiệp 5.060.60 5.066,28 5.106.00

2.1 Đất ở 1.454.96 1.454,67 1.453.70 2.2 Đất chuyên dùng 2.233.44 2.236,47 2.278.87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 59.28 59,80 59.8 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 108.21 108,09 108.04 2.5 Đất sông suối và MNCD 1.201.45 1.204,00 1.201.44 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 3.26 3,26 4.12

3 Đất chƣa sử dụng 72.56 69,63 69,63

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

Nhóm đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quỹ đất được lấy để phục vụ các dự án như xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật như: xây dựng Trường mầm non, chợ và dịch vụ thương mại Ninh Hiệp; xây dựng nhà máy nước mặt sống Đuống tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu; xây dựng Bộ Tư lệnh Hải quân tại xã Đa Tốn, Đông Dư...

Nhóm đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Tuy nhiên, đất ở lại giảm trong quỹ đất của thị trấn Trâu Quỳ do bị thu hồi để mở rộng tuyến đường Trâu Quỳ, mở rộng đường từ khu đô thị 31ha ra đường Ngô Xuân Quảng.

4.2.2.4. Công tác đăng ký biến động QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

a, Công tác đăng ký biến động khi chuyển QSDĐ

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản trên địa bàn huyện Gia Lâm được hâm nóng với những dự án đầu tư, hoạt động mua bán, chuyển quyền sử dụng đất diễn ra ngày một sôi động. Do đó, việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa

chính là vô cùng cấp thiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai

Ngày 12/6/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3542/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy trình đăng ký biến động khi chuyển quyền sử dụng đất được thể hiện tại phụ lục số 03.

Bảng 4.8. Kết quả công tác đăng ký biến động khi chuyển QSDĐ giai đoạn 2015 - 2017

STT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm

2016 Năm 2017 Tổng 1 TT Trâu Quỳ 421 520 781 1722 2 Đa Tốn 128 172 322 622 3 Cổ Bi 210 284 326 820 4 Đông Dư 188 226 311 725 5 Bát Tràng 93 110 120 323 6 Văn Đức 57 69 90 216 7 Kim Lan 68 84 97 249 8 Đặng Xá 200 195 272 667 9 Kiêu Kỵ 121 153 276 550 10 Phú Thị 95 140 204 439 11 Dương Xá 118 134 160 412 12 Kim Sơn 50 85 134 269 13 Lệ Chi 24 61 61 146 14 Dương Quang 22 83 91 196 15 TT Yên Viên 150 195 185 530 16 xã Yên Viên 126 199 259 584 17 Ninh Hiệp 106 163 313 582 18 Yên Thường 154 337 230 721 19 Dương Hà 122 138 264 524 20 Đình Xuyên 41 131 141 313 21 Phù Đổng 67 140 165 372 22 Trung Mầu 54 70 99 223 Tổng 2.615 3.689 4.901 11.205

Nguồn: VPĐK đất đai Hà Nội - chi nhánh huyện Gia Lâm (2018)

Sau khi dự án quy hoạch khu đô thị Gia Lâm (chủ đầu tư Vingroup) được phê duyệt, khiến cho giá đất tại khu vực giáp ranh được đẩy lên như khu vực thị trấn Trâu Quỳ; Đa Tốn, Kiêu Kỵ. Minh chứng cho thấy, lượng hồ sơ chuyển dịch

tại xã Đa Tốn năm 2017 là 322 gấp 1,87 lần so với năm 2016; xã Kiêu Kỵ là 276 hồ sơ tăng gấp 1,81 lần năm 2016.

Hoạt động chuyển QSDĐ diễn ra không đồng đều giữa các đơn vị hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 62 - 73)