Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 81 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đa

GIA LÂM

4.4.1. Giải pháp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ

Quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Chi nhánh VPĐK đất đai và các đơn vị liên quan; nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng chồng chéo trong các khâu giả quyết TTHC.

Nâng cao hơn nữa quy chế làm việc của chi nhánh VPĐK, quy định rõ trình tự công việc, phân công trách nhiệm từng bộ phận, từng cán bộ và người lao động.

Tiến hành ra soát, sắp xếp bố trí tổ chức, bộ máy; điều động linh hoạt cán bộ có chuyên môn phù hợp với từng nhiệm vụ tại Chi nhánh.

Đẩy nhanh xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu theo “Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai” để phục vụ tốt hơn nữa trong công tác quản lý đất đai.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đế việc quản lý, sử dụng đất.

Tiếp thu những phản ánh, phản hồi của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Bố trí cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp trực ở bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (một cửa) để hướng dẫn và nhận hồ sơ đảm bảo thành phần, chất lượng hồ sơ theo quy định, nâng cao mức độ hài lòng của người dân.

Công tác cập nhật chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ địa chính phải được thực hiện thường xuyên, thống nhất chung trên một nền bản đồ địa chính. Chi nhánh VPĐK đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm phải có trách nhiệm thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính thường xuyên và cung cấp bảo sao hồ sơ địa chính (dạng số và dạng giấy) cho UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

Phối hợp tốt Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất khi thực hiện các dự án thu hồi đất của người dân trên địa bàn để tiến hành chỉnh lý kịp thời GCN của người dân nơi thu hồi đất phục vụ cho công tác quản lý sau này.

4.4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐK. Hiện tại, một số công chức, viên chức, lao động hợp đồng còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức VPĐK là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới.

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn.

4.4.3. Giải pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật

Trụ sở làm việc của chi nhánh còn rất chật hẹp, đang sử dụng chung nhà làm việc với sở và các cơ quan của huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn hiện nay là rất thiếu thốn: không gian làm việc chật hẹp ảnh hưởng đến việc tiếp công dân trong quá trình làm việc, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cũng như trong quá trình làm việc, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các phòng, ban và cán bộ địa chính các xã, thị trấn. Việc áp dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Khi triển khai sử dụng phần mềm Vilis trong việc quản lý hồ sơ địa chính còn phức tạp về thao tác, phần mềm chưa tiện ích.

Vì vậy, để tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh huyện Gia Lâm hơn nữa cần:

- Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện có của Chi nhánh; xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ trình VPĐK đất đai Hà Nội. Bố trí trụ

sở làm việc riêng biệt để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐK đất đai.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai: phần mềm đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; phần mềm quản lý hồ sơ địa chính;... cải tiến, nâng cao phần mềm Vilis hiện tại để tiện dụng hơn.

- Hoàn thiện và bàn giao dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.

4.4.4. Giải pháp về cơ chế phối hợp

Để VPĐK đất đai Hà Nội huyện Gia Lâm được vận hành hiệu quả hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, chi nhánh cần thực hiện những việc sau:

Chi nhánh huyện Gia Lâm chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc VPĐK đất đai Hà Nội; chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của phòng chuyên môn thuộc VPĐK đất đai Hà Nội; có trách nhiệm giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với phòng Tài nguyên và Môi trường; chịu sự giám sát của phòng Tài nguyên và Môi trường đối với các nhiệm vụ chuyên môn thuộc thẩm quyền cấp huyện giải quyết theo quy định của pháp luật. Phối hợp, hướng dẫn UBND cấp xã, thị trấn thực hiện các lĩnh vực ông tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh; hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức địa chính xã, thị trấn; cung cấp tài liệu, thông tin địa chính cần thiết cho UBND xã để thực hiện các nhiệm vụ của ngành tại địa phương.

Ban hành quy chế phối hợp làm việc trong đó phải quy định rõ vai trò trách nhiệm của chi nhánh VPĐK đất đai; mối quan hệ phối hợp với các đơn vị liên quan như phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế khắc phục tình trạng vừa chồng chéo vừa sơ hở, quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của chi nhánh VPĐK đất đai.

Cơ chế phối hợp, chế tài khi thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước giữa Chi nhánh VPĐK đất đai với UBND cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế và các cơ quan đơn vị khác đảm bảo nguyên tắc đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch, giảm bớt quy trình TTHC; tùy từng nhiệm vụ phải xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh huyện gia lâm (Trang 81 - 84)