6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Môi trƣờng kinh doanh
a.Môi trường vĩ mô
Nhân tố kinh tế:
Năm 2016, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo bình quân đầu ngƣời đạt 48,6 triệu đồng, tăng 6,21% so với năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với năm 2015. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) năm 2016 đạt 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,182 tỷ USD, tăng 27% về số dự án so với năm 2015. Về lạm phát, theo các báo cáo thống kê, lạm phát cơ bản chỉ tăng 1,83% so với năm 2015 (thấp hơn biên độ cho phép là 2%), điều này thể hiện chính sách tiền tệ đang đƣợc điều hành ổn định giúp ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Ƣớc tính giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân 7% - 8%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế đạt khoảng 3000 đến 3200 USD. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% giá trị GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP.
Nhƣ vậy, khi nhu cầu về dịch vụ tăng, các dịch vụ điện thoại cũng ngày càng tăng, giúp MobiFone có thể mở rộng quy mô hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông di động.
Ngoài ra, cùng với việc đã gia nhập WTO năm 2002, có thể thấy sự kiện này ảnh hƣởng không nhỏ đến tất cả các doanh nghiệp. Đối với ngành viễn thông di động Việt Nam, nó vừa tạo ra cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành, cụ thể:
Cơ hội: Có thêm nguồn vốn lớn từ nƣớc ngoài do việc mở cửa thị trƣờng
Thách thức: Sức ép từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bởi vì nếu các mạng di động đƣợc cổ phần hóa thì nếu không có chính sách phù hợp sẽ rất dễ bị thôn tính.
Nhƣ vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hƣớng trong tƣơng lai sẽ vừa đem lại cơ hội thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động của MobiFone bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ gia tăng. Tuy nhiên cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách đổi mới công nghệ, phƣơng pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành dịch vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng và đối diện với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, gay gắt hơn.
Nhân tố chính trị, luật pháp:
Nhóm lực lƣợng chính trị – luật pháp có tác động khá lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam hiện nay.
Chính trị nƣớc ta hiện nay đƣợc đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tạo đƣợc tâm lý an toàn khi đầu tƣ.
Việc gia nhập WTO, là thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, vấn đề toàn cầu hóa, xu hƣớng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của các doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng toàn cầu. Chính phủ Việt Nam luôn giành ƣu tiên phát triển viễn thông để phục vụ cho sự phát triển chung của kinh tế - xã hội và liên tục tạo lập môi trƣờng thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tƣ kinh doanh hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tƣ quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Các quy định về về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng đƣợc rút ngắn, bên cạnh đó Chính phủ rất quan tâm về hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh, do đó đây chính là thuận lợi để các doanh nghiệp nói chung và MobiFone nói riêng trên con đƣờng kinh doanh của mình.
Luật pháp Việt Nam hiện nay có chiều hƣớng đƣợc cải thiện, luật kinh doanh cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện. Luật kinh doanh tác động rất nhiều đến các doanh nghiệp nhờ khung pháp lý của luật pháp dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, từ đó giúp các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Nhân tố văn hóa – xã hội:
Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hƣởng rất lớn từ nền văn hóa nơi họ sinh sống và làm việc. Hiện nay ở Việt Nam quan niệm về việc sử dụng di động không còn là hàng xa xỉ nhƣ trƣớc nữa mà đƣợc coi là mặt hàng thiết yếu, là phƣơng tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu nhất, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp đều cần sử dụng điện thoại di động. Do đó, nhu cầu sử dụng tăng nhanh, thuê bao sử dụng tăng nhanh, tạo điều kiện cho việc kích cầu dịch vụ viễn thông di động của MobiFone.
Việt Nam là nƣớc có dân số trẻ, hiện nay có khoảng trên 93 triệu ngƣời, trong đó khoảng 60% dân số dƣới 35 tuổi. Nhƣ vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ liên lạc sẽ tăng lên rất nhiều, tạo ra một thị trƣờng rộng lớn cho công ty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trƣờng.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một cao hơn sẽ tạo điều kiện cho công ty MobiFone có nguồn lao động lành nghề và có trình độ cao.
Nhân tố công nghệ:
Đây là nhân tố ảnh hƣởng mạnh và trực tiếp đến sự hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và MobiFone nói riêng. Các yếu tố công nghệ thƣờng đƣợc biểu hiện qua phƣơng pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, các phát minh, phần mềm ứng dụng,… Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không nắm bắt để đổi mới kịp thời.
Ngày nay, công nghệ là một trong những nhân tố năng động tác động mạnh mẽ tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm bắt và thay đổi công nghệ không đơn giản bởi nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có đủ nguồn lực tài chính và cần đảm bảo trình độ lao động phải phù hợp với sự thay đổi của công nghệ.
Công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ giúp thông tin di động Việt Nam có cơ sở để hòa nhập nhanh chóng với thế giới. Hiện nay, với công nghệ 4G đang đƣợc phát triển mạnh mẽ đã tạo nên lợi thế lớn đối với công ty MobiFone.
b.Môi trường vi mô
Nhà cung cấp: Các nhà cung cấp trong lĩnh vực thông tin di động khá đa dạng. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam các công ty thƣờng tự đầu tƣ trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần làm giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trƣờng lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào hệ thống, công ty sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp đã thắng thầu.
Khách hàng: Hiện nay ở Việt Nam, số lƣợng các nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động rất lớn nhƣ: MobiFone, VinaPhone, Viettel, S- Phone, Vietnammobile, Beeline, G-Mobile,… Khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của mình một cách có lợi và hợp lý nhất đối với họ. Họ có thể chuyển sang bất cứ mạng di động nào nếu nhƣ họ cảm thấy hài lòng. Do vậy quyền lực từ phía ngƣời mua là không nhỏ.
Hiện nay, lòng trung thành của khách hàng giành cho mạng MobiFone là rất cao, đặc biệt khách hàng là những ngƣời đã đi làm vì những ƣu đãi của nhà mạng chủ yếu dành cho các đối tƣợng này.
Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam đã hội tụ một số lƣợng lớn các nhà mạng nhƣ MobiFone, VinaPhone, Viettel, S-Phone, Vietnammobile, Beeline, G-Mobile,…Với việc xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp kinh doanh mạng thông tin di động, tại Việt Nam đang bƣớc vào cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt trên nhiều mặt nhƣ giá cƣớc, chất lƣợng sóng, chất lƣợng mạng, công nghệ, cơ sở hạ tầng,… Trong đó sự đối đầu lớn nhất diễn ra giữa 3 nhà mạng là MobiFone, Viettel và VinaPhone hết sức gay gắt để giành giật khách hàng về phía mình. Đó là cuộc cạnh tranh nhằm đƣa ra các gói cƣớc mới, giá cƣớc ngày càng giảm, chất lƣợng chăm sóc khách hàng ngày càng tốt cũng nhƣ chất lƣợng sóng không ngừng đƣợc cải thiện. Trong cuộc chiến này, khách hàng đã thực sự là những “thƣợng đế”.
Đối thủ tiềm ẩn: Thị trƣờng viễn thông là thị trƣờng có khả năng sinh lời cao nên một số doanh nghiệp mới có khả năng gây ra những mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để các doanh nghiệp này tham gia vào thị trƣờng viễn thông bởi các rào cản sau:
Rào cản công nghệ: Thực tế cho thấy, tài nguyên băng tần cho các mạng 3G – 4G tại Việt Nam đã cạn kiệt sau khi đƣợc khai thác bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiện tại trên thị trƣờng Việt Nam. Do đó, rào cản công nghệ khiến ít doanh nghiệp có ý muốn tham gia thị trƣờng viễn thông do không thể vƣợt qua kỹ thuật – tài nguyên băng tần có hạn ở Việt Nam.
Rào cản của chính phủ: Các mạng viễn thông di động không đƣợc phép giảm giá cƣớc thấp hơn giá thành (mức giá tối thiểu) của dịch vụ viễn thông di động.
Rào cản về vốn: Để tham gia vào ngành viễn thông di động đòi hỏi phải có số lƣợng vốn lớn. Đây là rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp mới khó tham gia vào thị trƣờng viễn thông.
tiềm ẩn lớn nhất của các nhà mạng nói chung và MobiFone nói riêng. MVNO thuê lại tần số, cơ sở hạ tầng cần thiết của MNO để thiết lập mạng di động ảo của họ. Bằng các mạng ảo, họ hoạt động tƣơng tự nhƣ những MNO đích thực và họ cũng có thể cung cấp và cho thuê lại những dịch vụ của họ cho các nhà kinh doanh khác hoặc bán lại dịch vụ cho những nhà cung cấp dịch vụ di động khác. Thông thƣờng, các MVNO thƣờng cung cấp dịch vụ “đặc trƣng” để cung cấp cho khách hàng.
MVNO có riêng cho mình những phân khúc thị trƣờng và chiếm lĩnh thị trƣờng bằng thƣơng hiệu riêng của mình, hoàn toàn độc lập với các mạng khai thác mà họ cùng sử dụng hạ tầng và chia sẻ tần số.
Sản phẩm thay thế: Sản phẩm, dịch vụ thay thế phổ biến nhất của mạng thông tin di động là mạng internet bởi ƣu điểm giá rẻ, tiện lợi, ngƣời dùng có thể trò chuyện, nhắn tin, tra cứu thông tin giải trí,…tuy nhiên về chất lƣợng cuộc gọi thì internet cho chất lƣợng kém hơn. Ngoài ra một sản phẩm có thể thay thế nữa là điện thoại cố định nhƣng không còn phổ biến. Lợi ích là giá rất rẻ nhƣng không thuận tiện cho di chuyển vì cồng kềnh và thƣờng cố định một chỗ.
c.Môi trường nội bộ
Sản xuất tác nghiệp: Trong yếu tố sản xuất, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực 3 hiện tại chỉ quản lý về mặt kinh doanh trên địa bàn, các vấn đề về mạng lƣới kỹ thuật đã có bộ phận kỹ thuật của Trung tấm mạng lƣới khu vực 3 quản lý. Các lĩnh vực đƣợc Công ty 3 quản lý bao gồm hệ thống cửa hàng, các đại lý/điểm bán lẻ và chịu trách nhiệm triển khai các chƣơng trình khuyến mãi, hoạt động tiếp thị,… đến khách hàng.
Marketing: Các hoạt động marketing đƣợc Công ty 3 chú trọng thực hiện là hoạt động bán hàng trực tiếp, chƣơng trình hoạt náo, tài trợ, quan hệ công chúng, chăm sóc khách hàng,… trong khuôn khổ nhiệm vụ của công ty
do Tổng công ty quy định nhằm duy trì hình ảnh MobiFone trong tâm trí khách hàng.
Chính sách sản phẩm: MobiFone luôn hƣớng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và giúp họ có nhiều lựa chọn hơn khi đến với dịch vụ của MobiFone.
Chính sách giá: Chính sách giá cũng ảnh hƣởng phần nào đến hoạt động của kênh. Chính sách giá linh hoạt sẽ kéo khách hàng tìm đến các dịch vụ của công ty. Hiện nay, MobiFone là nhà cung cấp có mức cƣớc di động rẻ thứ hai sau Beeline trên thị trƣờng Việt Nam.
Chính sách phân phối: Quản lý và phát triển hệ thống kênh phân phối là một trong những nhiệm vụ chính của Công ty 3. Với chính sách phân phối linh hoạt, các chi nhánh trực thuộc rất thuận lợi trong việc phát triển hệ thống kênh phân phối. Ngoài ra, hình ảnh MobiFone cũng xuất hiện dày đặc tại các cửa hàng, đại lý, điểm bán làm cho thƣơng hiệu MobiFone xuất hiện mọi lúc, mọi nơi.
Chính sách chăm sóc khách hàng: Các chƣơng trình MobiFone đối với khách hàng vẫn đƣợc duy trì và đƣợc đánh giá là nhà mạng có chất lƣợng chăm sóc khách hàng tốt nhất. Nhân sự: Về số lƣợng lao động: Bảng 2.1. Số lượng lao động Đối tƣợng Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Chính thức 213 21,45% Thuê ngoài 780 78,55% (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Qua bảng số liệu có thể thấy tỷ lệ nhân viên chính thức tại công ty 3 chiếm 21,45% trong khi tỷ lệ nhân viên thuê ngoài chiếm 78,55% tổng số lƣợng nhân viên. Số nhân viên thuê khoán chủ yếu là nhân viên phát triển thị
trƣờng (cá nhân và doanh nghiệp), giao dịch viên tại các cửa hàng/trung tâm giao dịch, các hỗ trợ văn phòng và các điện thoại viên tổng đài. Số nhân viên này đƣợc thuê khoán thông qua các công ty TNHH Quốc Minh, công ty TNHH Sài Gòn HT, công ty TNHH Minh Phúc, công ty TNHH Trƣơng Minh, công ty MobiFone Service,…Việc thuê khoán lực lƣợng lao động thông qua các công ty đối tác về nhân sự giúp công ty tiết kiệm đƣợc chi phí, tuy nhiên số lao động này lại có mức độ gắn bó với công việc không cao.
Về trình độ học vấn:
Bảng 2.2. Trình độ học vấn
Trình độ Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT
Số lƣợng (ngƣời) 42 546 181 196 28
Tỷ lệ (%) 4.23% 54.98% 18.23% 19.74% 2.82%
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Tại công ty 3, số lƣợng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ trên 50% và thƣờng là nhân viên chính thức của MobiFone, trong khi đó số lƣợng lao động có trình độ THPT, trung cấp và cao đẳng chủ yếu là nhân viên thuê khoán. Nhƣ vậy, với một thị trƣờng lớn nhƣ công ty 3 thì trình độ của nhân viên công ty đảm bảo khả năng quản lý, giải quyết công việc với hiệu quả cao và ổn định. Ngoài ra, với chính sách đào tạo thƣờng xuyên và tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc học tập nâng cao kiến thức và trình độ của công ty 3 thì số lƣợng nhân viên có trình độ đại học và trên đại học sẽ còn tăng lên trong những năm sau.
Về độ tuổi:
Bảng 2.3. Độ tuổi lao động
Độ tuổi Dƣới 30 30 - 40 41 – 50 Trên 50
Số lƣợng (Ngƣời) 472 297 153 71
Tỷ lệ (%) 47.53% 29.91% 15.41% 7.15%
Cơ cấu lao động theo độ tuổi phần nào phản ánh kinh nghiệm làm việc của ngƣời lao động. Tại Công ty MobiFone 3, số lƣợng lao động trên 40 tuổi chiếm gần 25%, một con số khá lớn. Đây là những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm nhiều, gắn bó với MobiFone từ những ngày đầu thành lập công ty 3. Lao động tại công ty 3 đa phần là lao động trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và năng động. Đây là thuận lợi lớn cho công ty khi MobiFone đang hƣớng đến việc chiếm lĩnh thị phần ngƣời tiêu dùng trẻ tuổi tại Việt Nam.