7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Mô hình tham gia hành động du lịch của Chapin (1974)
Trong mô hình, Chapin (1974) đã xác định hai yếu tố tham gia vào hành động du lịch là: xu hƣớng và cơ hội. Trong đó, xu hƣớng bị ảnh hƣởng bởi nhóm yếu tố bắt buộc (đặc điểm cá nhân, cụ thể là nhân khẩu học và các yếu tố kinh tế - xã hội) và nhóm yếu tố tạo thuận lợi (động cơ và thái độ). Cơ hội chịu tác động bởi sự sẵn có và chất lƣợng của cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch.
Hình 1.6. Mô hình tham gia hành động du lịch của Chapin (1974)
(Nguồn: Chapin (1974)) - Ƣu điểm: Mô hình đã phát hiện đƣợc hai nhóm yếu tố chính là xu hƣớng (yếu tố bên trong) và cơ hội (yếu tố bên ngoài) ảnh hƣởng đến quyết định tham gia hành động du lịch. Đối với nhóm yếu tố bên trong, mô hình đã đƣa ra đƣợc các yếu tố có sự ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định hành động du lịch, đó là động cơ và thái độ.
Yếu tố bắt buộc (Những đặc điểm cá nhân)
Yếu tố tạo thuận lợi (Động cơ và thái độ) Sự sẵn có (Cơ sở vật chất và dịch vụ) Chất lƣợng (Cơ sở vật chất và dịch vụ) Xu hƣớng (tham gia hành động) Cơ hội (tham gia hành động) Tham gia hành động
- Hạn chế: Trong nhóm yếu tố tạo nên cơ hội tham gia hành động du lịch, mô hình chỉ tập trung vào các yếu tố cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch mà không quan tâm đến các yếu tố khác nhƣ là địa điểm cung cấp dịch vụ du lịch, giá cả và những tác động từ nhóm tham khảo.
1.4.2. Mô hình về nhận thức và sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch - Woodside và Lysonski’s (1989)
Theo Woodside và Lysonski’s (1989) thì quá trình lựa chọn điểm đến du lịch bao gồm 4 giai đoạn:
- Quá trình hình thành nhận thức về điểm đến. - Hình thành những điểm đến yêu thích.
- Hình thành ý định tham quan. - Lựa chọn điểm đến.
Từ mô hình về nhận thức và sự lựa chọn điểm đến du lịch của Woodside và Lysonski’s (1989), ta thấy rằng quá trình nhận thức và hình thành ý định tham quan điểm đến chịu tác động của các yếu tố:
-Yếu tố bên trong là các đặc điểm của khách du lịch bao gồm nhân khẩu học, lối sống, hệ thống giá trị cá nhân và những trải nghiệm hay kinh nghiệm du lịch.
-Yếu tố bên ngoài là các yếu tố tiếp thị liên quan đến sản phẩm du lịch, giá cả, truyền thông (quảng cáo và bán hàng cá nhân), địa điểm cung cấp dịch vụ du lịch.
Trong mô hình này có sự xuất hiện của yếu tố tình huống. Và quyết định lựa chọn điểm đến của khách du lịch chịu ảnh hƣởng giữa sự tƣơng tác của ý định tham quan và yếu tố bên ngoài là biến tình huống.
Hình 1.7. Mô hình về nhận thức và sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch- Woodside và Lysonski’s (1989)
(Nguồn: Woodside, A.G. and Lysonski, S. (1989), trang 8 – 14) - Ƣu điểm: Mô hình đã sử dụng dữ liệu định tính để đƣa ra cái nhìn sâu sắc về phong cách ra quyết định của cá nhân. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn điểm đến đều xuất phát từ cả hai bên tham gia du lịch đó là công ty du lịch và cá nhân khách du lịch. Đặc biệt, các tác giả đã phát hiện rằng giữa ý định đến quyết định lựa chọn thực sự có sự ảnh hƣởng của nhóm yếu tố bên ngoài là yếu tố tình huống.
- Hạn chế: Đối với các yếu tố đầu vào, mô hình này quá tập trung vào đặc điểm cá nhân của khách du lịch mà bỏ qua những yếu tố về tâm lý của họ nhƣ động cơ, thái độ, sở thích.