CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ việc khảo sát các mô hình nghiên cứu về động lực làm việc của ngƣời lao động, tác giả đã rút ra, đề xuất 7 yếu tố tác động đến động làm việc của ngƣời lao động và áp dụng vào nghiên cứu này, bao gồm: Bản chất công việc, đào tạo thăng tiến, tiền lƣơng, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, phúc lợi.
Từ các định nghĩa và các nghiên cứu liên quan tác giả xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu và đƣa ra các thang đo phù hợp của mô hình nghiên cứu đo lƣờng động lực làm việc đối với các nhân tố kể trên.
Nghiên cứu này cũng đã tham khảo kết quả nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề đo lƣờng động lực làm việc của ngƣời lao động, đồng thời so sánh các kết quả nghiên cứu nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho đề tài.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai phƣơng pháp là nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng việc phỏng vấn các chuyên viên có kinh nghiệm trong công việc; nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát phát trực tiếp đến đối tƣợng cần điều tra.
Thang đo các yếu tố đƣợc xây dựng từ việc kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc đây. Thang đo đƣợc kiểm định đo tin cậy thông qua phƣơng pháp Cronbach’s Alpha. Quá trình phân tích kết quả nghiên cứu định lƣợng nhƣ EFA, phân tích hồi quy đƣợc thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.
Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 7 nhân tố ảnh hƣởng với 29 biến quan sát, tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu thu thập đƣợc bằng việc sử
dụng phần mềm SPSS 16.0 thông qua các phƣơng pháp hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy.
Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đã giúp kiểm tra độ tin cậy của thang đo và nhằm loại bỏ một số biến rác ra khỏi mô hình nghiên cứu
Phân tích nhân tố khám phá EFA với phép trích yếu tố Principal axis factoring, phép xoay Varimax đã đƣợc sử dụng để gộp số biến có ý nghĩa tƣơng đồng.
Phân tích hồi quy nhằm xác định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình; đánh giá mức độ phù hợp của mô hình; lƣợng hóa tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên.
Quá trình nghiên cứu thực tiễn các nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc tại Ngân hàng TMCP Việt Á kết quả nhƣ sau:
+ Từ mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu sơ bộ (gồm 7 nhân tố và 29 biến quan sát), qua khảo sát thực tế xác định đƣợc mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Á gồm 7 nhân tố và 29 biến quan sát. Các nhân tố này là (1) Bản chất công việc, đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát; (2) Đào tạo thăng tiến – có 3 biến quan sát; (3) Tiền lƣơng – có 5 biến quan sát; (4) Cấp trên – có 4 biến quan sát; (5) Đồng nghiệp – có 5 biến quan sát; (6) Điều kiện làm việc – có 4 biến quan sát; (7) Phúc lợi – có 4 biến quan sát.
+ 7 nhân tố trên khi đƣa vào phân tích hồi qui bội, kết quả thống kê cho thấy có 6 nhân tố (Bản chất công việc; Lƣơng; Phúc lợi; Cấp trên; Đồng nghiệp; Đào tạo và thăng tiến; Đánh giá thành tích) có hệ số beta khác không, có giá trị Sig.<0.05 đạt yêu cầu về mặt thống kê. Có thể kết luận 6 nhân tố này đều tham gia đo lƣờng động lực làm việc của ngƣời lao động tại Ngân hàng TMCP Việt Á. Riêng biến quan sát “Phúc lợi” có giá trị Sig.>0.05, không đảm bảo về mặt thống kê nên bị loại khỏi mô hình hội qui.
Thực tế, nhân tố này cũng ảnh hƣởng đến mức độ tạo động lực của ngƣời lao động nhƣng có thể tại thời điểm tác giả nghiên cứu hoặc do đặc thù môi trƣờng kinh doanh hiện tại của Ngân hàng TMCP Việt Á, nhân tố này ảnh hƣởng không nhiều hoặc không ảnh hƣởng đến động lực làm việc của ngƣời lao động.
+ Kết quả thống kê từ mô hình hồi qui đã chuẩn hóa có thể xác định thứ tự ảnh hƣởng của các nhân tố đến động lực làm việc nhƣ sau:
Bảng 4.1. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Nhân tố Hệ số beta Mứ độ ản ƣởng
Đồng nghiệp 0.252 Nhất
Cấp trên 0.162 Nhì
Điều kiện làm việc 0.199 Ba
Tiền lƣơng 0.143 Tƣ
Đào tạo, thăng tiến 0.119 Năm
Bản chất công việc 0.116 Sáu
Tuy nhân tố bản chất công việc ảnh hƣởng nhiều nhất nhƣng các yếu tố nhƣ tiền lƣơng, phúc lợi, đồng nghiệp cũng ảnh hƣởng khá lớn. Hầu nhƣ các nhân tố đều có tầm quan trọng nhƣ nhau.
+ Hầu hết mức đánh giá của nhân viên đối với các tiêu chí thuộc các thang đo ảnh hƣởng đến động lực làm việc và động lực làm việc đề ở mức độ bình thƣờng và tƣơng đối tốt. Điều này chứng tỏ mức độ tạo động lực trong lao động ở công ty cũng chƣa cao.
+ Phân tích phƣơng sai cũng cho thấy có sự khác nhau trong đánh giá ở các nhóm có đặc điểm cá nhân khác nhau đối với yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc. Vì vậy, khi xây dựng chính sách cũng cần lƣu ý đến những yếu tố này.