CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO

điểm yếu này. Giống nhƣ lý thuyết nguồn lực, lý thuyết năng lực động cũng tập trung phân tích cạnh tranh dựa trên nguồn lực bên trong doanh nghiệp, và các yếu tố đƣợc xem xét dƣới sự biến động của thị trƣờng. Do đó, đứng trƣớc sự biến đổi nhanh chóng và cạnh tranh khắc nghiệt môi trƣờng kinh doanh nhƣ hiện nay, lý thuyết về năng lực động cho phép đánh giá đƣợc làm thế nào doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi truờng thay đổi nhanh chóng (Ambrosini và Bowman, 2009). Ðiều quan trọng hơn, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi nhuận trong môi truờng thay đổi nhanh chóng (Ambrosini và Bowman, 2009; Helfat và các cộng sự, 2007)

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THEO LÝ THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG

Tác động của nhân tố bên trong mỗi doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Đề tài này nhằm mục đích phân tích ảnh hƣởng của các nguồn lực động đến năng lực cạnh tranh của một tổ chức cụ thể. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả tập trung đi vào phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến năng lực cạnh tranh và chủ yếu đi vào phân tích ảnh hƣởng của các nguồn lực vô hình thỏa mãn tiêu chí: Có giá trị, hiếm, khó thay thế và khó bị bắt chƣớc (nguồn lực động)

Có rất nhiều nghiên cứu cục bộ về nguồn lực động của DN và ảnh huởng đến NLCT nhƣ: định huớng thị truờng và định huớng học hỏi của DN (Celuch KG, 2002); năng lực sáng tạo (Hult GTM, 2004); chất luợng mối quan hệ, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (Nguyễn Thi Mai Trang, 2004); định

huớng toàn cầu, hợp tác quốc tế, tri thức về thị truờng quốc tế, khả năng phản ứng với thị truờng quốc tế (Yeniyurt S, 2005). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tác động của nguồn lực động đến NLCT của các DN. Cụ thể, Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thƣơng, bao gồm năng lực sáng tạo, định huớng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực Marketing, định huớng kinh doanh, và kết quả kinh doanh. Trong nghiên cứu của Nguyễn Ðình Thọ (2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố: định huớng kinh doanh, năng lực Marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định huớng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, và năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh huởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện nghiên cứu về mô hình NLCT động của DN Siemens Việt Nam và đã chứng minh năm nhân tố là: năng lực Marketing, định huớng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ, và danh tiếng DN có ảnh huởng đến NLCT của DN này. (Trích Hồ Thanh Nhã, La Hồng Liên, 2015).

Có thể tóm lƣợc các nghiên cứu về nguồn lực động ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bảng sau:

Bảng 1.2: Một số nghiên cứu về nguồn lực động ảnh hưởng đến NLCT

Nguồn lực động Người nghiên cứu

Đáp ứng khách hàng Homburg & ctg (2007); Menguc & Auh (2006)

Phản ứng với đối thủ cạnh tranh Homburg & ctg (2007); Menguc & Auh (2006)

Thích ứng với môi trƣờng vĩ mô Srivastava & ctg (2001); Zahra & ctg (2003)

Chất lƣợng mối quan hệ với đối tác

Krasnikov & Jayachandran (2008); Nguyen & ctg (2004), Srivastava & ctg (2001)

Năng lực sáng tạo

Crossan và Apaydin (2010) Hult GTM (2004)

Năng lực chấp nhận mạo hiểm Lumpkin & Dess (1996) Năng lực chủ động Lumpkin & Dess (1996)

Định hƣớng học hỏi Celuch KG (2002)

Danh tiếng doanh nghiệp Tadelis (1999, 2002); Mailath và Samuelson (2001)

Năng lực nhận thức Lindblom và các cộng sự (2008) Năng lực tiếp thu

Easterby-Smith và các cộng sự (2008) Lane và các cộng sự (2006); Zhou và Li (2010)

Năng lực thích nghi Zhou và Li (2010)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Từ đặc điểm của các nguồn lực mà một số các nguồn lực động kể trên có thể đƣợc nhóm gộp thành nhóm, cụ thể: Đáp ứng khách hàng, Phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với môi trƣờng vĩ mô, chất lƣợng mối quan hệ với đối tác đều thể hiện nỗ lực của DN trong việc thoả mãn khách hàng một cách vƣợt trội so với đối thủ. Hay nói cách khác, các yếu tố này đều thể hiện Năng lực Marketing của DN (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M, 2007). Hay Năng lực chấp nhận mạo hiểm và Năng lực chủ động phản ánh quá trình doanh nghiệp dự báo yêu cầu của thị trƣờng trong tƣơng lai và xác định cách thức doanh nghiệp đƣơng đầu trên thị trƣờng, cụ thể thì hai thành phần này thể hiện định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Tóm lại, ta có thể xác định một số nguồn lực ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp gồm:

+ Năng lực Marketing + Năng lực sáng tạo + Định hƣớng kinh doanh + Định hƣớng học hỏi + Danh tiếng doanh nghiệp + Năng lực nhận thức + Năng lực tiếp thu + Năng lực thích nghi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)