Lý thuyết cạnh tranh truyền thống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh truyền thống

Các lý thuyết cạnh tranh truyền thống nhƣ lý thuyết kinh tế học tổ chức, kinh tế học Chamberlain, kinh tế học Schumpeter phân tích cạnh tranh chủ yếu tập trung vào việc phân tích thị trƣờng, phân tích giải thích ảnh hƣởng của những nhân tố bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa các phân tích cạnh tranh đều đƣợc xem xét trọng trạng thái cân bằng mà không quan tâm đến sự bến động của thị trƣờng của thị trƣờng

Có một số mô hình giải thích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của DN nổi tiếng nhƣ: mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh, mô hình kim cƣơng, mô hình tam giác cạnh tranh…

* Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh

Mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh đƣợc đƣa ra bởi Michael Porter (1980). Theo Porter, cƣờng độ cạnh tranh trên thị trƣờng trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lƣợng cạnh tranh sau:

+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Nguy cơ của ngƣời mới nhập cuộc) + Sức mạnh nhà cung cấp (Quyền thƣơng lƣợng của nhà cung cấp) + Sức mạnh của khách hàng (Quyền thƣơng lƣợng của ngƣời mua) + Sản phẩm thay thế (Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế)

+ Các đối thủ cạnh tranh trong ngành (Sức mạnh của các đối thủ hiện tại)

* Mô hình Kim cương

Mô hình này đƣợc đƣa ra bởi M. Porter (1990) và Porter đã sắp xếp các yếu tố quyết định đến cạnh tranh (của một quốc gia) vào một hình đƣợc đặt tên là Kim cƣơng.

Hình 1.5: Mô hình Kim cương của M. Porter (1990, tr.78)

Trong mô hình trên, các yếu tố quyết định đến cạnh tranh bao gồm: + Các điều kiện nhân tố: các nhân tố liên quan đến nhân lực, vật lực và tri thức.

+ Các điều kiện cầu: quy mô, cấu trúc và sự phức tạp của cầu thị trƣờng trong nƣớc đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành cụ thể.

+ Các ngành liên quan và phụ trợ: phản ánh thực trạng các ngành phụ trợ và các ngành liên quan có tính cạnh tranh toàn cầu của một ngành cụ thể trong một quốc gia.

+ Bối cảnh cạnh tranh: bao gồm chiến lƣợc, cấu trúc và sự cạnh tranh của công ty cũng nhƣ bản chất cạnh tranh trong nƣớc.

* Mô hình tam giác cạnh tranh

Mô hình này đƣợc đƣa ra bởi Lall (2001, trích trong Flanagan và cộng sự, 2005, tr. 26), tƣơng tự nhƣ mô hình Kim cƣơng của Porter. Nhƣng trong

hội Chính phủ Bối cảnh cạnh tranh Các điều kiện nhân tố Các điều kiện cầu Các ngành phụ trợ và liên quan

khi mô hình của Porter xác định nhân tố nào tạo nên năng suất quốc gia thì Lall lại hƣớng các nghiên cứu của bà vai trò của các loại thị trƣờng. Sự khác nhau giữa cách nhìn của Lall với quan điểm của Porter là xem sự hỗ trợ của Chính phủ nhƣ là một nhân tố then chốt trong khi Porter lại cho vai trò của chính phủ nhƣ một nhân tố ngoại lai.

Mô hình này bao gồm ba nhân tố quyết định đƣợc kết nối với nhau: các thị trƣờng thúc đẩy (sự quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, các chính sách thƣơng mại của quốc gia, các đặc điểm ngành và nhu cầu trong nƣớc); các thị trƣờng nhân tố (kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng kỹ thuật, tài chính, thông tin, công nghệ); và các thị trƣờng định chế (các định chế hỗ trợ các hoạt động kỹ thuật và phát triển).

(Nguồn: Lall 2001, trích Võ Thị Quỳnh Nga,2014, trang13 )

Hình 1.6: Tam giác năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)