7. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Mô hình nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp
nghiệp Việt Nam” – Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2008
Nghiên cứu đã đo lƣờng các yếu tố tạo thành năng lực động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (định hƣớng kinh doanh, định hƣớng học hỏi, năng lực Marketing, năng lực sáng tạo và kỳ vọng cơ hội WTO) và đƣa ra các kiến nghị nuôi dƣỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu đƣợc kiểm định với kích thƣớc mẫu n = 323 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Thứ nhất, năng lực Marketing tác động cùng chiều vào kết quả kinh doanh và năng lực sáng tạo của doanh nghiệp. Năng lực sáng tạo lại có tác động cùng chiều với kết quả kinh doanh. Điều này chứng tỏ năng lực Marketing vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thứ hai, định hƣớng kinh doanh tác động vào năng lực sáng tạo, năng lực Marketing, định hƣớng học hỏi và kỳ vọng cơ hội WTO của Doanh nghiệp. Do đó, định hƣớng kinh doanh tác động gián tiếp vào kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thứ ba, định hƣớng học hỏi tác động cùng chiều vào năng lực Marketing của Doanh nghiệp, từ đó làm tăng năng lực sáng tạo và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
+ Thứ tƣ, kỳ vọng cơ hội WTO tác động cùng chiều với định hƣớng học hỏi và năng lực Marketing, đồng nghĩa với việc nó tác động gián tiếp và kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp.
(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)
Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ đƣợc kiểm định với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu dừng lại ở việc kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể nhƣ sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, thâm dụng lao động, v.v… do đó chƣa thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một số yếu tố năng lực động chính, trong khi còn rất nhiều yếu tố doanh nghiệp có thể là yếu tố năng lực động cần đƣợc xem xét để tạo đƣợc mô hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể là năng lực sản xuất, R&D, định hƣớng thị trƣờng, nội hóa tri thức…