7. Cấu trúc luận văn
2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp định tính nhằm xác định mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và hoàn chỉnh thang đo nháp.
+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu thăm dò đƣợc trên mẫu 20 ngƣời gồm nhân viên và khách hàng của công ty nhằm mục đích: thu thập những ý kiến đóng góp về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp về nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh động của công ty. Thứ hai, khám phá các nhân tố mới năng lực cạnh tranh của công ty mà mô hình chƣa đề xuất.
+ Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lƣợng) đƣợc thực hiện qua các bƣớc: Thiết kế mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu từ mẫu nghiên cứu, phân tích dữ liệu khảo sát bằng phần mềm SPSS và AMOS nhằm khẳng định các nhân tố ảnh hƣởng đến ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu cùng các giải thuyết nghiên cứu đƣợc đƣa ra trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày ở sơ đồ sau:
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc
Mô hình nghiên cứu & Thang đo nháp
Nghiên cứu thăm dò N= 20
Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu định lƣợng, N = 300 Thống kê mô tả Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA Điều chỉnh mô hình
Phân tích CFA & mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Phân tích và Thảo luận
Kết luận
- Loại các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ - Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha
- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng - Kiểm định các giả thuyết
- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra yếu tố trích đƣợc
2.3.2. Kết quả nghiên cứu thăm đo
Nghiên cứu thăm dò đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp trên mẫu 20 ngƣời là thành viên ban giám đốc và nhân viên văn phòng của công ty SJVC. Kết quả nghiên cứu cụ thể:
- Tất cả thành viên đƣợc phỏng vấn đều thống nhất rằng 5 nhân tố: Năng lực Marleting, Định hƣớng kinh doanh, Định hƣớng học hỏi, Năng lực sáng tạo và Danh tiếng doanh nghiệp là những nhân tố có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty SJVC.
- Bên cạnh đó, các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn có một số đóng góp về mặt hình thức của các phát biểu và nội dung thang đo Năng lực Marketing và Năng lực sáng tạo, cụ thể:
+ Thang đo về Năng lực Marketing
Trong thành phần đáp ứng khách hàng:
Hai phát biểu: “Thường xuyên tiếp xúc với KH để hiểu biết nhu cầu của họ về SP/DV mới” và “Thường xuyên sử dụng nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về KH”, nội dung hai phát biểu điều thể hiện khả năng tiếp cận và thu thập thông tin về khách hàng, nên gộp hai phát biểu thành “Thường xuyên tiếp xúc với KH để thu thập thông tin và hiểu biết nhu cầu của họ về sản phẩm mới”
Phát biểu “Phản ứng nhanh nhạy với những gì quan trọng xảy đến với khách hàng”. Những điều quan trọng xảy đến với khách hàng sẽ góp phần dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sở thích của họ. Vì vậy, nội dung phát biểu này đƣợc thể hiện trong phát biểu “Phản ứng nhanh chóng với những thay đổi (nhu cầu, sở thích) của khách hàng”. Do đó, để khỏi trùng lắp nên bỏ phát biểu “Phản ứng nhanh nhạy với những gì quan trọng xảy đến với khách hàng” ra khỏi thang đo.
Đặc điểm kinh doanh của công ty là công ty sản xuất vật liệu xây dựng, do đó phần lớn đối tƣợng của công ty là Khách hàng tổ chức: đại lý, nhà phân phối vật liệu xây dựng. Do đó, phát biểu “Đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các đại lý phân phối” nội dung tƣơng tự nhƣ phát biểu “Đã thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng”, tránh trùng lặp nên bỏ phát biểu “Đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các đại lý phân phối” ra khỏi thang đo.
+ Thang đo về năng lực sáng tạo
Góp ý về hình thức phát biểu của các biến quan sát trong thang đo này cụ thể nhƣ sau:
Phát biểu “Luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu và phát triển” đƣợc góp ý điều chỉnh cụ thể “Luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm”
Phát biểu “Đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới trong 3 năm vừa qua”, không giới hạn thời gian, nên điều chỉnh thành “Đưa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới trong quá trình hoạt động và phát triển doanh nghiệp”
2.3.3. Thang đo chính thức của nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu thăm dò, tác giả điều chỉnh thang đo chính thức cho nghiên cứu nhƣ sau:
+ Thang đo Năng lực Marketing
Năng lực Marketing (MC)
Đáp ứng khách hàng
MC1 Thƣờng xuyên tiếp xúc với KH để thu thập thông tin và hiểu biết nhu cầu của họ về sản phẩm mới
MC2 Hiểu biết rất rõ về nhu cầu khách hàng của mình
MC3 Nhanh chóng thực hiện các kế hoạch liên quan đến khách hàng
MC4 Điều chỉnh ngay các hoạt động phục vụ khách hàng nếu nó không hiệu quả MC5 Phản ứng nhanh chóng với những thay đổi (nhu cầu, sở thích) của khách hàng
Phản ứng với đối thủ cạnh tranh
MC6 Thƣờng xuyên thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh
MC7 Thông tin về đối thủ cạnh tranh đƣợc xem xét kỹ lƣỡng khi ra quyết định kinh doanh
MC8 Hiểu biết rõ ràng về điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
MC9 Nhanh chóng thực hiện các kế hoạch quan trọng đến đối thủ cạnh tranh
MC10 Luôn điều chỉnh các hoạt động liên quan đến đối thủ cạnh tranh khi chúng không hiệu quả
Thích ứng với môi trường vĩ mô
MC11 Thƣờng xuyên thu thập thông tin về môi trƣờng vĩ mô (Luật pháp, Thuế, biến động kinh tế…)
MC12 Thông tin về môi trƣờng vĩ mô luôn đƣợc xem xét kỹ lƣỡng khi ra quyết định kinh doanh
MC13 Phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi quan trọng của môi trƣờng vĩ mô
Chất lượng mối quan hệ
MC14 Đã thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng MC15 Đã thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp
MC16 Đã thiết lập mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền
+ Thang đo định hướng kinh doanh
Định hƣớng kinh doanh (EO)
Năng lực chủ động
EO1 Luôn kiên định trong việc mở rộng thị trƣờng
EO2 Luôn đƣa ra sản phẩm/giải pháp mới trƣớc đối thủ cạnh tranh
EO3 Luôn kiên định trong chiến lƣợc cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh
Năng lực mạo hiểm
EO4 Thích tham gia các dự án kinh doanh nhiều rủi ro nhƣng cơ hội thu lợi nhuận cao
EO5 Chấp nhận thử thách của thị trƣờng để đạt đƣợc mục thiêu kinh doanh EO6 Luôn mạo hiểm để tận dụng đƣợc cơ hội kinh doanh
+ Thang đo định hướng học hỏi
Định hƣớng học hỏi (LO)
LO1 Xem xét việc học hỏi là chìa khóa giúp cho công ty tồn tại và phát triển
LO2 Xem xét khả năng học hỏi là chìa khóa giúp cho công ty giữ vững vị trí cạnh tranh
LO3 Xem xét việc học hỏi của nhân viên là đầu tƣ của công ty chứ không phải là chi phí
LO4 Luôn động viên, khuyến khích ứng dụng kiến và ý tƣởng mới vào công việc
+Thang đo năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo (IC)
IC1 Luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm
IC2 Đƣa ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới trong quá trình hoạt động và phát triển doanh nghiệp
IC3 Thay đổi sản phẩm/dịch vụ mới luôn đem lại kết quả tốt đẹp
+Thang đo năng lực tổ chức dịch vụ
Năng lực tổ chức dịch vụ (SQ)
SQ1 Nhân viên sẵn sàng phục vụ khách hàng
SQ2 Nhân viên nhanh chóng thực hiện các yêu cầu của khách hàng
SQ3 Nhân viên có trình độ chuyên môn để thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng SQ4 Khách hàng tin tƣởng công ty trong suốt quá trình hợp tác
+ Thang đo danh tiếng doanh nghiệp
Danh tiếng doanh nghiệp (ER)
ER1 Cung cấp sản phẩm có chất lƣợng
ER2 Đáp ứng mức độ thỏa mãn của khách hàng ER3 Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng ER4 Đội ngũ nhân viên có tác phong chuyên nghiệp
ER5 Đƣợc khách hàng quan tâm cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh
ER6 Ban giám đốc tạo sự quan tâm đến khách hàng
+Thang đo năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (CC)
CC1 Đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu
CC2 Đạt đƣợc mức sinh lời của đồng vốn (ROE) nhƣ mong muốn CC3 Giá trị gia tăng trên lao động (VA/L) cao
CC4 Đạt đƣợc thị phần mong muốn
CC5 Thu nhập bình quân của ngƣời lao động cao
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG
2.4.1. Phƣơng pháp chọn mẫu và kích thƣớc mẫu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, bao gồm các đối tƣợng: khách hàng (đại lý, nhà phân phối của công ty, Công nhân viên và lãnh đạo của công ty). Dữ liệu đƣợc thu thập thông qua hình thức điều tra bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đƣợc phát trực tiếp cho ngƣời đƣợc điều tra.
* Kích thước mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích cấu trúc tuyến tính đều cho rằng: “Phƣơng pháp này đòi hỏi phải có kích thƣớc mẫu lớn, vì nó dựa vào lý
thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman,1995). Tuy nhiên mẫu bao nhiêu đƣợc gọi là đủ lớn hiện nay chƣa đƣợc xác định rõ ràng.
Quyết định kích thƣớc mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thƣờng đƣợc xác định một cách chủ quan chứ không theo một công thức tính toán nào (Lê Thế Giới và cộng sự, 2006).
Trong trƣờng hợp sử dụng phân tích khám phá (EFA), Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 quan sát.
Trƣờng hợp sử dụng phƣơng pháp phân tích cấu trúc tuyến tính, mẫu tối thiểu từ 100-150 (Hair và cộng sự, 1998), theo Hoelter (1993) kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 200. Theo Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), kinh nghiệm từ các nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) khích thƣớc mẫu nghiên cƣú thƣờng từ 300 – 500.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính, mô hình nghiên cứu có 40 biến quan sát. Vì thế nếu tính theo nguyên tắc 5 mẫu /1 biến đo lường thì cỡ mẫu tốt thiểu là 200. Trong nghiên cứu này tác giả quyết định chọn kích thước mẫu 250. Để đạt được số mẫu yêu cầu, tác giả đã phát tra 300 bảng câu hỏi.
2.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo
Trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kết gồm 2 phần:
- Phần 1: Thông tin chung về mẫu nhƣ tên, giới tính, vị trí nghề nghiệp…..thang đo đƣợc sử dụng trong phần này là thang đo định danh
- Phần 2: Thông tin về mức độ đánh giá các nhân tố, trong phần này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá với 1: là hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thƣờng, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.6: Chi tiết các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi
Thông tin Biến quan sát Thang đo
Phần 1: Thông tin chung về mẫu Vị trí nghề nghiệp Định danh Giới tính Định danh Độ tuổi Định danh Phần 2: Thông tin về mức độ đánh giá các nhân tố Các chỉ số đánh giá về năng lực marketing Likert Các chỉ số đánh giá về định hƣớng kinh doanh Các chỉ số đánh giá về định hƣớng học hỏi Các chỉ số đánh giá về năng lực sáng tạo Các chỉ số đánh giá về năng lực tổ chức dịch vụ
Các chỉ số đánh giá về danh tiếng doanh nghiệp
Các chỉ số đánh giá về năng lực cạnh tranh
2.5. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
Phân tích mô tả:
Trong bƣớc đầu tiên, tác giả sử dụng phân tích mô tả để phân tích các thuộc tính của mẫu nghiên cứu, nhƣ: các thông tin về giới tính, độ tuổi, vị trí nghề nghiệp…
Kiểm định và đánh giá thang đo:
Để đánh giá thang đo các khái niệm trong nghiên cứu, cần phải kiểm tra độ tin cậy, độ giá trị của thang đo. Dựa trên các hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha, hệ số tƣơng quan biến – tổng (Item – to – total correlation) giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo, hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted để giúp đánh giá để loại bỏ bớt biến quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho khái niệm cần đo, và phƣơng pháp phân tích khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.
+ Phân tích Cronbach’s Alpha:
Phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tƣơng quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo qua việc đánh giá sự tƣơng quan giữa bản thân các biến quan sát và tƣơng quan của điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát cho từng trƣờng hợp trả lời. Một tập hợp các biến quan sát đƣợc đánh giá tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8, Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc (Peterson, 1994).
Hệ số tƣơng quan biến – tổng (Item – to – total correlation) là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mô hình do có tƣơng quan kém với các biến khác trong mô hình.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến có liên kết với nhau hay không, nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tƣơng quan biến – tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả các khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mọng Ngọc, 2008).
Sử dụng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trƣớc khi phân tích nhân tố EFA nhằm loại ra các biến trong phù hợp, vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).
Trong nghiên cứu này, tác giả giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6 và loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0.3.
+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật đƣợc sử dụng để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo, đồng thời thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, giúp chúng ta rút trích từ các biến quan sát thành một hay một số biến tổng hợp có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, trị số KMO>= 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett căn cứ trên giá trị Sig=< 0.05.
Kiểm định Bartlett là đại lƣợng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tƣơng quan với nhau. Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho