KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT BẰNG SEM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.5. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT BẰNG SEM

3.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết chính thức

Phƣơng pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp ML (Maximum Likelihood) đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các tham số của mô hình.

Kết quả SEM của mô hình chính thức (Hình 3.5), cho kết quả: Chi- square/df = 1.595, CFI = 0.95, TLI = 0.942, GFI = 0,867, RMSEA = 0.047, chứng tỏ mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu thị trƣờng. Tuy nhiên, kết quả ƣớc lƣợng (chuẩn hóa) mối quan hệ giữa khái niệm:

+ NLMARRKETINGNANGLUCCANHTRANH + ĐINHHUONGHOCHOINANGLUCCANHTRANH + PHANUNGDTCTNANGLUCCANHTRANH

Không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90% (bảng 3.5)

Mối quan hệ giữa các khái niệm còn lại Danh tiếng doanh nghiệp (ER), Định hƣớng kinh doanh (EO), Năng lực sáng tạo (IC) với Năng lực cạnh tranh (CC) đều có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) (Bảng 3.5). Chứng tỏ, các khái niệm Danh tiếng doanh nghiệp (ER), Định hƣớng kinh doanh (EO), Năng lực sáng

tạo (IC) đều có tác động đến Năng lực cạnh tranh của công ty SJVC. Hơn nữa, kết quả ƣớc lƣợng trọng số chuẩn hóa cho thấy yếu tố Năng lực sáng tạo ảnh hƣởng mạnh nhất đến Năng lực cạnh tranh (0.49), tiếp theo là nhân tố Định hƣớng kinh doanh (0.34), nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp có mức độ ảnh hƣởng thấp nhất (0.22).

Kết quả ƣớc lƣợng chỉ số bình phƣơng tƣơng quan bội (Square Multiple Correlation) = 0.473 [Phụ lục 6.4]. Nghĩa là, các khái niệm trên giải thích đƣợc 47,3% sự biến thiên của năng lực cạnh tranh.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (chuẩn hóa)

Quan hệ Ƣớc lƣợng trung bình S.E. C.R. P NANGLUCCANHTRANH NLMARKETING -0.09 0.057 -1.533 0.125 NANGLUCCANHTRANH  DANHTIENG 0.22 0.108 2.409 0.016 NANGLUCCANHTRANHDINHHUONGKINHDOANH 0.34 0.075 3.722 *** NANGLUCCANHTRANH DINHUONGHOCHOI -0.02 0.103 -.201 0.841 NANGLUCCANHTRANH  NANGLUCSANGTAO 0.49 0.079 5.786 *** NANGLUCCANHTRANH PHANUNGDTCT -0.14 0.107 1.332 0.183

(Trong đó: SE: sai lệch chuẩn, CR: giá trị tới hạn, P: mức ý nghĩa, ***: p < 0.001)

3.5.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo cho phép tác giả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết (Hình 2.2) với 6 giả thuyết nghiên cứu: H1, H2, H3, H4, H5, H6, về mô hình nghiên cứu chính thức (Hình 3.1) với 8 giả thuyết nghiên cứu: H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8. Kết quả kiểm định thang đo (Phân tích CFA) và kiểm định mô hình chính thức (Phân tích mô hình SEM), khái niệm

CHATLUONGMQH, NLMARKETING, DINHHUONGHOCHOI,

PHANUNGDTCT tiếp tục bị loại, vì thế còn lại 4 giả thuyết:

+ H2: Định hƣớng kinh doanh ảnh hƣởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của DN

+ H4: Năng lực sáng tạo ảnh hƣởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của DN

+ H5: Danh tiếng doanh nghiệp ảnh hƣởng cùng chiều đến năng lực cạnh tranh của DN

+ H6: Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh có quan hệ tƣơng tác với nhau

Kết quả ƣớc lƣợng trong Bảng 3.5 cho thấy các trọng số ƣớc lƣợng chuẩn hóa đều mang dấu (+) và có ý nghĩa thống kê (p <0.05). Chứng tỏ, các khái niệm Danh tiếng doanh nghiệp (ER), Định hƣớng kinh doanh (EO), Năng lực sáng tạo (IC) đều có tác động cùng chiều đến Năng lực cạnh tranh của công ty SJVC. Nghĩa là các giả thuyết H2, H4, H5 đều đƣợc chấp nhận.

Kết quả ƣớc lƣợng theo Bảng 3.6, cho thấy các nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp (ER), Định hƣớng kinh doanh (EO), Năng lực sáng tạo (IC) đều tƣơng quan với nhau và có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Điều đó chứng tỏ, các yếu tố ảnh hƣởng đến Năng lực cạnh tranh của công ty SJVC có quan hệ tƣơng tác với nhau. Nghĩa là giả thuyết H6 đƣợc chấp nhập.

Bảng 3.6: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Quan hệ Ƣớc lƣợng trung bình S.E. C.R. P DANHTIENG <--> DINHHUONGKINHDOANH 0. 139 0.025 5.671 *** DANHTIENG <--> NANGLUCSANGTAO 0. 068 0. 019 3.547 *** DINHHUONGKINHDOANH<--> NANGLUCSANGTAO 0. 082 0. 027 2.995 0.003

(Trong đó: SE: sai lệch chuẩn, CR: giá trị tới hạn, P: mức ý nghĩa, ***: p < 0.001)

3.5.3. Kiểm định ƣớc lƣợng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap.

Phƣơng pháp Bootstrap đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng lại các tham số của mô hình lý thuyết đã đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp ML. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện ƣớc lƣợng Bootstrap bằng cách lấy lặp mẫu với kích thƣớc N = 500. Kết quả ƣớc lƣợng Bảng 3.7 cho thấy độ lệch (Bias) và sai số của độ lêch (SE(Bias)) giữa ƣớc lƣợng bootstrap và ƣớc lƣợng ML là có xuất

hiện, trong đó ƣớc lƣợng hệ số CR của các nhân tố là rất nhỏ (<2). Do đó có thể kết luận kết quả ƣớc lƣợng trong nghiên cứu có thể tin cậy đƣợc.

Bảng 3.7: Kết quả ước lượng Bootstrap so với ước lượng ML

Quan hệ

Ƣớc lƣợng ML Ƣớc lƣợng bootstrap Chênh lệch CR

(Bias/SE (Bias)

Estimate S.E. Mean SE SE (SE) Bias SE (Bias) NANGLUCCANHTRANH  DANHTIENG 0.22 0.108 0.157 0.09 0.003 -0.002 0.004 -0.5 NANGLUCCANHTRANH DINHHUONGKINHDOANH 0.34 0.075 0.268 0.083 0.003 -0.006 0.004 1.5 NANGLUCCANHTRANH  NANGLUCSANGTAO 0.49 0.079 0.464 0.067 0.002 0.000 0.003 0

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY CP ĐẦU TƢ SẢN XUẤT VLXD SAO VIỆT NHẬT MIỀN TRUNG

4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TY SJVC

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, năng lực cạnh tranh là yếu tố cốt lõi góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, việc nhận thức các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh là vấn đề cần thiết. Kết quả nghiên cứu chƣơng 3 đã xác định đuợc 3 nhân tố tác động năng lực cạnh tranh của công ty SJVC. Kết quả này là nền tảng để đƣa ra kiến nghị cho công ty về các hoạt động nuôi dƣỡng và phát triển các nhân tố đó trong tƣơng lai.

4.1.1. Hàm ý chính sách cho việc nuôi dƣỡng phát triển năng lực sáng tạo của công ty sáng tạo của công ty

Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất làm cho vòng đời sản phẩm ngắn lại, nhiều sản phẩm mới ra đời dần thay thế sản phẩm cũ. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng thƣờng xuyên thay đổi, đặt các doanh nghiệp đứng trƣớc thử thách phải không ngừng sáng tạo cải tiến quy trình cung ứng, cải tiến sản phẩm của mình để có thể đứng vững và cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng. Kết quả nghiên cứu thực tế tại công ty SJVC cũng chỉ ra năng lực sáng tạo là nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến năng cạnh tranh của công ty. Việc nuôi dƣỡng và phát triển năng lực sáng tạo là thật sự cần thiết để nâng cao năng cạnh tranh của công ty. Để làm đƣợc điều này cần:

Thứ nhất, gia tăng khả năng sáng tạo của nhân viên. Để nâng cao năng lực sáng tạo của tổ chức, thì mỗi các nhân trong doanh nghiệp cần trở nên sáng tạo hơn. Bất kỳ một ví trí nào cũng đòi hỏi ngƣời nhân viên có suy nghĩ sáng tạo làm sao cho công việc của họ trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Góp phần vào sự thành công này, Lãnh đạo công ty cần tạo ra môi trƣờng làm việc

mà mọi nhân viên có thể tự do đóng góp ý kiến và phƣơng án giải quyết vấn đề hiệu quả. Hơn nữa cần xây dựng chính sách tƣởng thƣởng tƣơng xứng để khuyến khích tƣ duy sáng tạo và phát minh, cải tiến của nhân viên trong công việc.

Thứ hai, về công nghệ sản xuất sản phẩm, mặc dù công ty áp dụng dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản (tiêu chuẩn JIS A5402), tuy nhiên

thị trƣờng hoạt động của công ty tại Việt Nam, do đó để tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại Việt Nam, thì công ty cần phải có những cải tiến hơn nữa công nghệ sản xuất sản phẩm, chảng hạn nhƣ: công nghệ sơn chống thấm tối đa cho sản phẩm, thiết kế sản phẩm rãnh kheo chống sốc nƣớc…

Thứ ba, đối với bộ phận kỹ thuật, bên cạnh việc giám sát quy trình sản xuất, đội ngũ kỹ sƣ cần tổ chức nghiên cứucải tiến đổi mới thiết bị, quy trình sản xuất nhằmnâng cao hiệu quả hoạt hoạt sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Tham mƣu cho ban giám đốc những phƣơng án cải tiến, trang thiết bị và quy trình công nghệ để gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất.

Thứ tư, cần thƣờng xuyên theo dõi cập nhật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của công nghệ sản xuất

4.1.2. Hàm ý chính sách cho việc duy trì phát triển định hƣớng kinh doanh công ty doanh công ty

Định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở hia khía cạnh chủ động xâm nhập thị trƣờng và mạo hiểm chấp nhận rủ ro trong kinh doanh. Do đó, kiến nghị đƣa ra nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nâng cao năng lực chủ động của doanh nghiệp trên thị trƣờng và năng lực xử lý rủi ro để giảm độ mạo hiểm mà doanh nghiệp phải chấp nhận khi thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh.

Thứ nhất, Doanh nghiệp, đặc biệt là phòng kinh doanh cần xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, xu hƣớng phát triển của nền kinh tế và thay đổi từ môi trƣờng vĩ mô. Việc theo dõi thông tin giúp bộ phận kinh doanh kiểm soát đƣợc tối đa rủi ro danh nghiệp gặp phải và tham mƣu cho Ban giám đốc trong các quyết định chiến lƣợc nhằm thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trƣờng.

Thứ hai, khả năng rủi ro và năng cao năng lực chủ động của doanh nghiệp xuất phát từ sự chủ động của đội ngũ nhân viên. Trên thực tế tại công ty SJVC một số nhân viên còn làm việc theo kiểu giải quyết sự vụ, cấp trên giao việc mới làm, gặp vấn đề trong công việc thì chờ chỉ thị của cấp trên. Do đó, để loại bỏ vấn đề này đội ngũ nhân viên của công ty cần đƣợc đào tạo bài bản và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân, giao quyền tự quyết trong giới hạn công việc, nhiệm vụ cụ thể để có thể giải quyết công việc nhanh chóng không thụ động, ỷ lại vào cấp trên.

Thứ ba, Ban giám đốc và các cấp lãnh đạo cần kiên định với định hƣớng kinh doanh của mình, cụ thể luôn kiên định trong việc chủ động tấn công thị trƣờng bằng những sản phẩm mới trƣớc đối thủ cạnh tranh, luôn kiên định tham gia vào các thị trƣờng mới mặc dù có nhiều rủi ro. Định hƣớng kinh doanh của công ty cần đƣợc thể hiện rõ trong định hƣớng phát triển của công ty trong tƣơng lai và đƣợc chia sẽ đến mọi tầng lớp nhân viên trong công ty, để tạo ra sự cam kết cùng phát triển để đạt đƣợc mục tiêu chung của toàn công ty.

4.1.3. Hàm ý chính sách cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu

Sự thay đổi về công nghệ sản xuất ngói, sản phẩm ngói làm từ xi-măng dần dần thay thế cho sản phẩm ngói làm từ đất sét nung truyền thống. Trên thị trƣờng ngói lợp tại khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, hiện có hai có hai thƣơng hiệu nổi tiếng đƣợc ƣa chuộng là ngói màu Đồng Tâm và Ngói màu

Việt Nhật SJVC. Là công ty mới thành lập SJVC chƣa thật sự dành nhiều quan tâm và đầu tƣ cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu. Trong tƣơng lai Công ty cần quan tâm nhiều hơn đến uy tín thƣơng hiệu, để tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm mà công ty cung cấp.

Xây dựng thƣơng hiệu đòi hỏi công ty có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó trong quá trình phát triển dài hạn, và để xây uy tín thƣơng hiệu cần có sự kết hợp toàn diện cả về việc đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, hình ảnh thƣơng hiệu, truyền thông thƣơng hiệu…Một số kiến nghị cho công ty

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về thƣơng hiệu và phát triển thƣơng hiệu. Nhƣ đã đề cập SJVC là công ty mới nên chƣa thật sự quan tâm và có đầu tƣ kinh phí cho việc phát triển thƣơng hiệu. Để nâng cao nhận thức về thƣơng hiệu thì bản thân mỗi thành viên trong công ty cần đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về thƣơng hiệu, vai trò và vị trí của thƣơng hiệu trong sự phát triển của công ty. Việc trang bị kiến thức về thƣơng hiệu cho nhân viên cần đƣợc xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, lâu dài, gắn liền với chƣơng trình đào tạo nhân lực của công ty.

Thứ hai, Tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Thƣơng hiệu sản phẩm không thể nào đƣợc xây dựng dựa trên một sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng. Chất lƣợng cao, ổn định làm cho khách hàng thêm tin tƣởng vào thƣơng hiệu.

Thứ ba, nâng cao vai trò của bộ phận chuyên trách về thƣơng hiệu. Một điều mà công ty thƣờng hay mắc phải chỉ tập trung vào việc sản xuất, cung cấp sản phẩm hơn xâu dựng quản lý thƣơng hiệu. Tuy nhiên, Danh tiếng hay thƣơng hiệu là tài sản lớn của doanh nghiệp, cần đƣợc quản lý. Hơn nữa, ngày nay thực trạng ăn cắp thƣơng hiệu, hàng nhái, hàng giả tràn lan thì việc có

một bộ phần chuyên trách về xây dựng và quản lý thƣơng hiệu là điều tất yếu. Xây dựng thƣơng hiệu cần

Thứ tư, tích cực truyền thông hình ảnh thƣơng hiệu khẩu hiệu của công ty đến khách hàng. Hiện tại, dấu hiệu nhận diện thƣơng hiệu của công ty gồm: logo ngôi sao 5 cánh với dòng chữ SJVC và slogan “Ngói màu việt Nhật-Nét đẹp hoàn hảo”. Để đẩy mạnh hoạt động truyền thông thƣơng hiệu đến khách hàng, bên cạnh việc in logo lên từng sản phẩm, và các hoạt động truyền thông B2B đến các khách hàng Tổ chức, các đại lý, công ty nên đẩy mạnh hoạt động truyền thông B2C (sử dụng quảng cáo truyền hình, catalogue, các hình thức marketing trực tiếp) để tác động trực tiếp đến những khách hàng cá nhân. Hơn nữa, Trong tâm trí tiêu dùng của ngƣời Việt Nam, những sản phẩm của Nhật là những sản phẩm đảm bảo chất lƣợng, trong quá trình truyền thông cần nhấn mạnh ý nghĩa thƣơng hiệu là thƣơng hiệu sản xuất theo công nghệ của Nhật và đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng và đƣợc cải tiến để phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Từ đó gia tăng nhận thức của khách hàng về thƣơng hiệu ngói màu SJVC

4.2. KẾT LUẬN

Đề tài thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - áp dụng trƣờng hợp tại công ty cổ phần Đầu tƣ sản xuất vật liệu xây dựng Sao Việt Nhật miền Trung, nghiên cứu đạt đƣợc những kết quả:

Thứ nhất, tổng hợp điểm lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nghiên cứu có trƣớc nổi bật nhất trong nƣớc và nƣớc ngoài về lĩnh vực nghiên cứu.

Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp –trƣờng hợp công ty SJVC. Theo đó,

Năng cạnh tranh của công ty SJVC chịu ảnh hƣởng của 3 nhân tố: Định hƣớng kinh doanh, Danh tiếng Doanh nghiệp và Năng lực sáng tạo.

Thứ ba, xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh động tại công ty SJVC. Trong 3 nhân tố ảnh hƣởng, nhân tố Năng lực sáng tạo ảnh hƣởng mạnh nhất đến Năng lực cạnh tranh (0.464), tiếp theo là nhân tố Định hƣớng kinh doanh (0.273), nhân tố Danh tiếng doanh nghiệp có mức độ ảnh hƣởng thấp nhất (0.159).

Thứ tƣ, dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế và điều kiện tại công ty, tác giả đƣa ra những hàm ý những pháp cho công ty SJVC trong hoạt động nỗ lực nuôi dƣỡng và phát triển nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh đứng vững trên thị trƣờng trong tƣơng lai.

4.3. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Mặc dù kế thừa kết quả của những nghiên cứu có trƣớc nhƣng, đề tài đạt đƣợc một số điểm mới cụ thể:

- Đề tài đƣợc thực hiện trên đối tƣợng cụ thể (công ty SJVC), trong phạm vi không gian và thời gian khác. Việc ứng dụng mô hình nghiên cứu đối với công ty SJVC trong thời gian năm 2015 -2016 đã thể hiện đƣợc cụ thể nhất những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Đây là cơ sở khoa học giúp công ty đƣa ra giải pháp phù hợp với thực trạng chính công ty mình, không mang tính chung chung bao quát cho nhóm các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)