Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp

Penrose (1959) đã cung cấp những nền tảng ban đầu về các nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp do Wernerfelt đƣa ra năm 1984 và sau đó duợc Barney (1991) phổ biến thông qua các nghiên cứu. Ðây đuợc xem là một huớng tiếp cận mới trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Barney và các cộng sự, 2001). Lý thuyết này cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định

đem lại lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, lý thuyết này cho rằng khi phân tích lợi thế cạnh tranh thì phải dựa vào phân tích yếu tố bên trong - Nguồn lực của doanh nghiệp. (Trích Nguyễn Trần Sỹ, 2013, tr.16)

Lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp dựa vào tiền đề là các doanh nghiệp trong cùng một ngành thƣờng sở dụng những chiến lƣợc kinh doanh khác nhau. Doanh nghiệp này khó có thể sao chép chiến lƣợc của doanh nghiệp khác, vì chiến lƣợc lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc xây dựng dựa trên chính ngồn lực của doanh nghiệp, và nguồn lực của mỗi doanh nghiệp là khác nhau

Nguồn lực của doanh nghiệp tồn tại nhiều dạng khác nhau. Theo Grant. RM (1991) có thể nhóm gộp chúng thành hai dạng chính: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình

+ Nguồn lực hữu hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính (nhƣ vốn tự có và khả năng vay vốn của doanh nghiệp) và vật chất hữu hình (nhƣ: tài sản sản xuất hữu hình, trang thiết bị sản xuất, vị trí, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất…)

+ Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng và nhân lực, định hƣớng của doanh nghiệp. Trong đó, Nguồn lực về công nghệ bao gồm sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế,…; Nguồn lực về danh tiếng bao gồm việc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch vụ, chất luợng, độ tin cậy, thiết lập đuợc mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và chính quyền,…; Nguồn lực về nhân sự bao gồm kiến thức, kỹ năng của nhân viên, khả năng thích hợp của nhân viên với tính linh hoạt trong chiến luợc, lòng trung thành của nhân viên,…

Một số nghiên cứu tiêu biểu về lý thuyết nguồn lực nhƣ: Penrose (1995), Wernerfelt (1984), Barney (2001, 1991), Peng (2001), Peteraf (1993), Amit

(1993), Grant (1991); Teece (1991); nghiên cứu liên quan đến nguồn lực công nghệ nhƣ: Shee (2001), Khalil (2000), Mehra (1998); hay nghiên cứu về nguồn nhân lực, cấu trúc công ty, văn hóa công ty nhƣ: Chaston (1997), Horne (1992), Johnson (1992), Patterns (1991), Bambarger (1989), Stoner (1987)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư sản xuất VLXD sao việt nhật miền trung (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)