6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nhận dạng các nhân tố gây ra RRTD trongcho vay DN
Nhận dạng RRTD trong cho vay DN bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng từ một số các dấu hiệu nhận biết RRTD trong cho vay DN.
a. Các dấu hiệu nhận biết RRTD trong cho vay DN
Có thể tập hợp theo các nhóm sau đây:
Nhóm các Dấu hiệu RRTD liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng:
- Trong quá trình hạch toán của KH, xu hƣớng các tài khoản của KH qua một quá trình sẽ cung cấp cho ngân hàng một số dấu hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăn trong thanh toán
lƣơng; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi…
- Các hoạt động vay: Mức độ vay thƣờng xuyên gia tăng; thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi; thƣờng xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn; yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.
- Phƣơng thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thƣơng mại cho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, thƣờng xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hƣớng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
Nhóm các Dấu hiệu RRTD liên quan đến phƣơng pháp quản lý của KH:
-Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành hay bất đồng về mục đích, quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngƣợc lại quá phân tán.
- Cách thức hoạch định chiến lƣợc của KH có biểu hiện: Đƣợc hoạch định bởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQT hoặc Giám đốc điều hành các DN lớn tham gia quá sâu vào vấn đề thƣờng nhật; Thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thƣờng xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi.
- Quản lý có tính chất gia đình: có biểu hiện thiếu tin tƣởng vào những ngƣời quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chƣa đƣợc đào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đƣơng các cƣơng vị then chốt.
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây ấn tƣợng nhƣ thiết bị văn phòng quá hiện đại, phƣơng tiện giao thông đắt tiền;
Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài chính cá nhân.
Nhóm các Dấu hiệu RRTD liên quan tới các ƣu tiên trong kinh doanh:
- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: DN bị ám ảnh bởi một KH có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắt giảm lợi nhuận nhằm có đƣợc những hợp đồng lớn.
- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.
- Sự cấp bách không thích hợp nhƣ: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đƣa ra không thực tế, tạo mong đợi trên thị trƣờng không đúng lúc…
Nhóm các Dấu hiệu RRTD thuộc vấn đề kỹ thuật thƣơng mại:
- Thay đổi trên thị trƣờng: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc KH lớn; thêm đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm của KH mang tính thời vụ cao.
- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế.
Nhóm các Dấu hiệu RRTD về xử lý thông tin tài chính, kế toán: - Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính.
- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thƣờng xuyên; khả năng tiền mặt giảm; tăng doanh số bán nhƣng lãi giảm hoặc không có số KH tăng, nợ tăng nhanh và thời hạn thanh toán của các khoản nợ kéo dài; hoạt động kinh doanh thua lỗ…
- Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh; sự xuống cấp trông thấy của văn phòng làm việc, nhà xƣởng kinh doanh; kho lƣu trữ hàng hoá quá nhiều, hƣ hỏng và lạc hậu.
b. Một số phương pháp nhận dạng rủi ro trong cho vay DN
Phƣơng pháp phân tích tài chính: là phƣơng pháp đánh giá tình hình tài chính của DN thông qua các báo cáo tài chính là hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Một báo cáo tài chính DN cho ta thấy trạng thái tài chính của một tổ chức nhƣ lợi nhuận, phi lợi nhuận nhằm đƣa ra các quyết định phù hợp. Ngoài ra, một cách gián tiếp, báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của một tổ chức, thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của bộ máy lãnh đạo tổ chức, các hoạt động của tổ chức đó.
Các công cụ phân tích báo cáo tài chính (Các chỉ tiêu chính cần quan tâm trong một báo cáo tài chính):
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất). Thông qua các chỉ số:
Hệ số khả năng thanh toán chung = Tổng tài sảnNợ phải trả
Hệ số này cho biết tổng tài sản gấp bao nhiêu lần nợ phải trả, là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của DN trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, DN có bảo đảm trang trải đƣợc các khoản nợ phải trả hay không. Hệ số này càng cao thì khả năng tự chủ tài chính của DN càng cao. Nếu trị số chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán chung" của DN luôn ≥ 1, DN bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán tổng quát và ngƣợc lại; trị số này < 1, DN không bảo đảm đƣợc khả năng trang trải các khoản nợ. Trị số của “Hệ số khả năng thanh toán chung” càng nhỏ hơn 1, DN càng mất dần khả năng thanh toán. Khi hệ số thanh toán chung bằng 1 thì toàn bộ tài sản của DN đƣợc tài trợ bằng vốn vay.
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn phải trảTài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
các khoản nợ ngắn hạn, hệ số cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thƣờng hoặc khả quan. Ngƣợc lại, nếu trị số của chỉ tiêu này < 1, DN có khả năng không bảo đảm đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng thấp. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt đƣợc tình hình tài chính tốt, nhƣng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - hàng tồn khoNợ ngắn hạn phải trả Hệ số này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của DN, khi xác định chỉ tiêu này hàng tồn kho bị loại trừ, bởi lẽ trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho đƣợc coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp.
Nếu trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” quá nhỏ, DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, nhất là nợ đến hạn vì không đủ tiền và tƣơng đƣơng tiền và do vậy, DN có thể phải bán gấp, bán rẻ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ để trả nợ. Khi trị số của chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dầu DN bảo đảm thừa khả năng thanh toán nhanh song do lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền quá nhiều nên sẽ phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn; từ đó, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Nợ ngắn hạn phải trảTài sản bằng tiền
Hệ số này cho biết DN có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của DN và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Khả năng trả lãi vay của DN thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trƣớc thuế và lãi vay xuống dƣới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này đƣợc hạn chế bởi thực tế Lãi trƣớc thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các DN cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một DN cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động:
Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Hàng tồn kho trung bìnhGía vốn hàng bán
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong DN. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất khả năng DN bị mất KH và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngƣng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu KH.
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết DN đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của DN.
Trong đó:
Doanh số mua hàng thƣờng niên= Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân= (Phải trả trong báo cáo năm trƣớc + Phải trả năm nay)/2
Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ vòng quay các khoản phải trả
Tƣơng tự, chỉ số này cho biết số ngày trung bình DN có thể trả nợ.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình.
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà DN áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy DN đƣợc KH trả nợ càng nhanh. Nhƣng nếu so sánh với các DN cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể DN sẽ có thể bị mất KH vì các KH sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và nhƣ vậy thì DN sẽ bị suy giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là DN đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ KH và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vƣợt quá mức.
Chu kỳ quay vòng các khỏan phải thu = 365/ vòng quay các khoản phải thu.
Cũng tƣơng tự nhƣ vòng quay các khoản phải thu, chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà DN thu đƣợc tiền của KH
- Nhóm các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn
Sử dụng chỉ tiêu Tổng nợ / Tổng tài sản.
Hệ số này cho ta thấy kết cấu vay nợ của DN. Nếu hệ số này quá cao chứng tỏ DN sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng tự tài trợ của DN là thấp, dễ dẫn đến rủi ro cao và khi có những
cơ hội đầu tƣ hấp dẫn, DN khó có thể huy động đƣợc vốn bên ngòai. Thông thƣờng hệ số nợ khỏang 20 – 50% là có thể chấp nhận đƣợc.
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của DN, nó thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, DN có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này mang giá trị dƣơng nghĩa là công ty làm ăn có lãi, còn nếu tỷ suất này mang giá trị âm thì nghĩa là công ty đã làm ăn thua lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản): ROAE
ROAE = Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế Tổng tài sản (VKD)
Đây là chỉ số thể hiện tƣơng quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROAE sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.
Tỷ suất lợi nhuận – vốn kinh doanh (Doanh lợi tổng tài sản): ROA. Doanh lợi tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Tổng tài sản(VKD)
ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ lƣợng vốn đầu tƣ (hay lƣợng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lƣ do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh giữa các công ty, nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so sánh giữa các công ty tƣơng đồng nhau.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Doanh lợi vốn chủ sở hữu) : ROE Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Vốn chủ sở hữu
tài sản, nếu ROE lớn thì thị giá cổ phiếu thƣờng lớn.
Chỉ số này là thƣớc đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn
Thu nhập ròng một cổ phần thƣờng (EPS)
EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ƣu đãi (nếu có)