6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK – CHI NHÁNH BUÔN HỒ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên viết tắt là AGRIBANK, tên giao dịch quốc tế là VietNam Bank for Agriculture and Rural Development) thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho tam nông: nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng KH. Tính đến 31/12/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đƣợc khẳng định với trên nhiều phƣơng diện:
- Tổng tài sản: 1.003.288 tỷ đồng. - Tổng nguồn vốn: 924.156 tỷ đồng. - Vốn điều lệ: 29.003.541 tỷ đồng.
- Tổng dƣ nợ cho vay: 791.450 tỷ đồng; Nợ xấu 1,89%/Tổng dƣ nợ. - Mạng lƣới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
(Nguồn: Nghị quyết 01/ NQ-HĐTV ngày 09/01/2017 của HĐTV Agribank)
Agribank luôn chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lƣới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán KH (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã đƣợc hoàn thiện, Agribank đủ
năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tƣợng KH trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu KH là hộ sản xuất, hàng chục ngàn KH là DN.
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn nhƣ: Hội nghị FAO vào năm 1991, Hội nghị APRACA vào năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA vào năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản vào năm 2002...
Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nƣớc ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu u (EIB)… tín nhiệm, ủy thác triển khai trên 123 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 5,8 tỷ USD. Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tƣ châu u (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự án Biogas (ADB); Dự án JIBIC (Nhật Bản); Dự án phát triển cao su tiểu điền (AFD) v.v...
Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một DN lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nƣớc. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mƣờng Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho ngƣời nghèo vào 2009,
tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nƣớc, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trƣờng học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bƣớu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lƣơng ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì ngƣời nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, năm 2012 là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng, năm 2014 gần 300 tỷ đồng.
Với những thành tựu đạt đƣợc, vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2009), Agribank vinh dự đƣợc đón Tổng Bí thƣ tới thăm và làm việc. Tổng Bí thƣ biểu dƣơng những đóng góp quan trọng của Agribank và nhấn mạnh nhiệm vụ của Agribank đó là quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt nhất Nghị quyết 26-NQ/TW theo hƣớng “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”. Với vị thế là NHTM – Định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nƣớc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Buôn Hồ (tên viết tắt là Agribank - Chi nhánh Buôn Hồ), ra đời trên cơ sở điều chỉnh và nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Buôn Hồ hoạt động hạn chế phụ thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăklăk về phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo Quyết định số 1278/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 21/09/2009 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/10/2009, trụ sở đặt tạisố 158 Hùng Vƣơng, Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk với quy mô gồm 07 Chi nhánh loại III và 02 Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở, 02 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại III, Đến 31/12/2015, tổng số cán bộ nhân viên là 161 ngƣời; trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên các địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, Huyện Krông Buk, Huyện Krông Năng và Huyện Ea H’leo.
2.1.2. Bộ máy tổ chức và các hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Buôn Hồ Chi nhánh Buôn Hồ
a. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh
Agribank Buôn Hồ thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các Tổ chức tín dụng, nhƣ: Huy động vốn; cho vay; kinh doanh ngoại hối; cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; cầm cố, chiếc khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Agribank; thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Agribank, thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại khác theo quy định của Agribank; bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của Agribank; kinh doanh vàng bạc theo quy định của Agribank; tƣ vấn tài chính, tín dụng cho KH; tƣ
vấn KH xây dựng dự án; kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc Nhà nƣớc và Agribank cho phép.
b. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giao và căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank Buôn Hồ có cơ cấu tổ chức (Theo Phụ lục 1)
c. Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Các phòng nghiệp vụ của Agribank Buôn Hồ vừa trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn theo quy định, vừa có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại các chi nhánh phòng giao dịch trực thuộc, cụ thể:
Phòng Hành chính Nhân sự: Đầu mối quan hệ với cơ quan tƣ pháp tại địa phƣơng; tƣ vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh; thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nƣớc theo quy định. Tổng hợp, theo dõi thƣờng xuyên cán bộ, nhân viên đƣợc quy hoạch, đào tạo; ... thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc; phát hiện những vấn đề chƣa đúng về pháp chế trong các văn bản do giám đốc chi nhánh ban hành. Tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng theo chức năng, nhiệm vụ của
phòng; ... thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc, Trƣởng ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoặc giám đốc giao.
Phòng Điện toán: Xử lƣ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh; làm dịch vụ tin học; ... thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục; phổ biến, hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc của KH về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ ngân hàng;... thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, của Agribank; xây dựng chỉ tiêu tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lƣơng đối với các chi nhánh trực thuộc trình cấp trên phê duyệt; tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định;... thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mƣu cho Giám đốc điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lƣợc KH, chiến lƣợc huy động vốn tại địa phƣơng và giải pháp phát triển nguồn vốn; chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn); cân đối nguồn
vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trực thuộc; ... thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
c. Chức năng của các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc
Các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc thực hiện các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, nhƣ: Huy động vốn; cho vay; cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; cầm cố, chiếc khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Agribank; thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Agribank; bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nƣớc theo quy định của Agribank; tƣ vấn tài chính, tín dụng cho KH; tƣ vấn KH xây dựng dự án; thực hiện các nhiệm vụ khác khi đƣợc Agribank và Giám đốc chi nhánh cấp trên giao.
2.1.3. Chính sách tín dụng của Agribank và Agribank –Chi nhánh Buôn Hồ Buôn Hồ
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, các quan điểm định hƣớng chính sách tín dụng - đầu tƣ của Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Buôn Hồ, nói riêng là từ năm 2017 và những năm 2017-2020 là:
Giữ vững thị trƣờng, thị phần, chuyển dịch hài hòa đối tƣợng đầu tƣ, tỷ trọng thu nhập: Khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục là thị trƣờng truyền thống. DN vừa và nhỏ, DN trong chuỗi cung ứng vật tƣ đầu vào, sản xuất, thu mua chế biến và tiêu thụ nông sản, sản xuất quy mô lớn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao... là đối tƣợng ƣu tiên đầu tƣ. Giảm áp lực tăng trƣởng tín dụng cho ngƣời lao động, giảm chi phí cho vay; Tăng mạnh về phát triển dịch vụ, chuyển dịch có tính đột phá sang cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lƣợng, quyết liệt nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ
trong tổng cơ cấu thu.
Với phƣơng châm KH luôn là ngƣời bạn đồng hành, Agribank chủ động, thân thiện, nhiệt tình phục vụ KH; Có chỉnh sách KH nhất quán, ổn định, phù hợp; Có trách nhiệm đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng sản phẩm dịch vụ cho KH; sẵn sàng chia sẻ khi KH gặp khó khăn; Tạo dựng, vun đắp niềm tin cho thƣơng hiệu Agribank. Cụ thể là:
-Ban hành đồng bộ chính sách ƣu đãi về lãi suất tiền gửi, tiền vay, phí thanh toán, phí dịch vụ và các chính sách khác... để duy trì, phát triển mở rộng đối tƣợng KH sử dụng nhiều gói sản phẩm dịch vụ có tính liên kết, quy mô giao dịch lớn và tần xuất giao dịch thƣờng xuyên, ổn định và lâu dài.
- Quan tâm đến các KH mới, KH tiềm năng, tiếp tục các chính sách ƣu đãi, tạo điều kiện cho chi nhánh thu hút, gia tăng có chọn lọc số lƣợng KH DN nhỏ và vừa.
- Sớm ổn định hoạt động và phải đạt đƣợc mục tiêu là một trong những kênh trực tuyến chính chuyển tải thông tin và các chính sách của Agribank; Tƣ vấn giới thiệu sản phẩm dịch vụ, quảng bá các chƣơng trình khuyến mại, marketing; Hƣớng dẫn thủ tục, giải đáp cho KH mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Agribank.
Tăng trƣởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý: Nâng dần tỷ trọng cho vay DN, giá trị bình quân một khoản cho vay hộ sản xuất và cá nhân. Linh hoạt, quyết liệt xử lỷ nợ xấu, thu hồi nợXLRR và nợ bán cho VAMC; tập trung sử dụng dịch vụ xử lỷ tài sản đảm bảo thông qua công ty AMC; Trụ sở chính quản lý dự thu, xử lý nghiêm túc các trƣờng hợp phân kỳ hạn nợ không phù hợp không đúng dòng tiền và chất lƣợng tín dụng để tính dự thu. Giảm áp lực cho cán bộ tín dụng theo hƣớng đổi mới, cải tiến phƣơng pháp cho vay, chuyển dịch một phần đối tƣợng đầu tƣ là giải pháp sống còn