6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dƣ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5
Tổng dƣ nợ x 100%
Về phƣơng diện lý thuyết, khái niệm Nợ xấu đƣợc dùng để chỉ các khoản nợ không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi hoặc sắp rơi vào tình trạng này. Thông thƣờng, một khoản cấp tín dụng mà thời gian chi trả quá hạn từ 3 tháng trở lên đƣợc xem là một khoản nợ xấu. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào những điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và ngƣời vay. Ngoài ra, thời gian quá hạn mặc dù đƣợc xem xét nhƣ một tiêu chí chủ yếu nhƣng cũng chỉ là một trong những tiêu chí để đánh giá một khoản nợ là nợ xấu. Những tiêu chí định tính khác cũng đƣợc các ngân hàng sử dụng kết hợp với thời gian quá hạn để phân loại nợ xấu.
Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, trong đó:
- Nợ dƣới tiêu chuẩn là nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn.
-Nợ nghi ngờ (hay khó đòi) là nợ dƣới tiêu chuẩn nhƣng có nhiều thông tin có thể đánh giá là khả năng thu hồi nợ không chắc chắn.
-Nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ không thể thu hồi đƣợc. Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. So với khái niệm phổ biến của thế giới, có thể thấy khái niệm “nợ xấu” của Việt Nam đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.
Căn cứ vào khái niệm nợ xấu nhƣ trên, có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ là một chỉ tiêu đánh giá đƣợc khá chuẩn xác mức độ RRTD hiện tại của một ngân hàng, vì nó tập trung chú ý các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro tín dụng ở mức cao.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của NH càng lớn. Hai chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn, Tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ nếu có xu hƣớng giảm là biểu hiện tốt trong công tác hạn chế RRTD và ngƣợc lại.
Tuy nhiên, vì nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ RRTD khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD.