Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy trình cấp tín

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 112 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quy trình cấp tín

a. Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ

-Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lƣ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ KH và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có đƣợc nhận định chính xác về KH vay.

-Vì nguồn thông tin do chính KH cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trƣờng hợp KH cố tình làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do KH cung cấp nhƣ cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc, Tài nguyên môi trƣờng… và áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, KH vay và một số đối tƣợng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin.

-Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố tình đƣa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về nãng lực tài chính của KH. Do đó, hiện nay Agribank đang áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ để xếp loại DN và cá nhân vay vốn để có cơ sở quyết định mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất… Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn vì biểu chấm điểm cũng nhƣ xử lý thông tin còn hẹp, cho ra những kết quả xếp loại chƣa thực sự thuyết phục. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ này cần

đƣợc cải tiến mở rộng thang điểm, cập nhật các chỉ tiêu thông tin phù hợp điều kiện thực tế để đạt đƣợc hiệu quả sử dụng cao hơn.

b. Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay

Thẩm định phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ của KH phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, chuyên viên tín dụng phải có những đề xuất hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, cụ thể là:

-Thẩm định chính xác tính khả thi của phƣơng án kinh doanh. Đối với những phƣơng án không hợp lý, không rõ ràng, phƣơng án ảo, phƣơng án không thực tế… nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu để né tránh, giảm thiểu rủi ro.

-Thu thập đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn thu nhập trả nợ của KH, nguồn trả nợ này phải chứng minh đƣợc bằng chứng từ và nhân viên thẩm định phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của những chứng từ này. Đối với những nguồn thu nhập bất thƣờng, không nên tính vào thu nhập trả nợ. Còn những nguồn thu nhập ổn định nhƣng không có chứng từ chứng minh thì chỉ nên tính ở một tỷ lệ hợp lý.

-Chú ý thẩm định về tƣ cách của KH là ngƣời đại diện hợp pháp của DN, những ngƣời có liên quan đến Hội đồng thành viên công ty, tính hợp tác, sự trung thực nội bộ các bộ phận của DN khi giao tiếp và cung cấp thông tin với nhân viên tín dụng.

-Phát hiện kịp thời các trƣờng hợp KH vay hộ, sử dụng vốn vào các mục đích trái pháp luật, những KH thuộc đối tƣợng hạn chế và cấm cho vay theo quy định của Pháp luật, của Agribank.

-Thẩm định tài sản đảm bảo: Đối với đặc thù của tín dụng tại Việt Nam, trƣớc mắt, tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định kỹ tài sản đảm bảo tiền vay sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản

bảo đảm nếu KH không trả đƣợc nợ. Từ việc định giá phải thật chính xác, khách quan, tham khảo theo thực tế thị trƣờng nhƣng không quá nhỏ, thiên về an toàn để KH duy trì quan hệ tín dụng với Agribank, không quá lớn để gây rủi ro khi xử lý; việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết có tham khảo chuyên gia tƣ vấn và nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các quy trình công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, thông báo các cơ quan liên quan đến việc quản lý tài sản bảo đảm trƣớc khi cho vay.

-Việc định giá tài sản phải thƣờng xuyên cập nhật theo giá thị trƣờng, trƣờng hợp có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và có biện pháp thu hồi bớt nợ hoặc yêu cầu KH bổ sung tài sản bảo đảm kịp thời.

- Trong quá trình quan hệ tín dụng, kiểm tra thấy giá trị tài sản đảm bảo bị sụt giảm, không đủ điều kiện đảm bảo món vay, NH phải thông báo để KH bổ sung tài sản đảm bảo. Nếu không có tài sản đảm bảo, phải có phƣơng án rút dần vốn tín dụng hoặc yêu cầu thu hồi vốn trƣớc hạn để đảm bảo an toàn vốn.

- Đối với tài sản bảo lãnh, cần phải thông báo rõ về khoản vay, tình trạng khoản vay cho bên bảo lãnh, xem xét mối quan hệ với KH, tránh tình trạng ngƣời bảo lãnh không biết hoặc mơ hồ về khoản vay mình trực tiếp bảo lãnh, dẫn đến khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo.

c. Giai đoạn phê duyệt hồ sơ vay

Đối với các hồ sơ có quy mô lớn hoặc vƣợt mức phán quyết cấp tín dụng của Chi nhánh, có độ phức tạp và rủi ro cao, ngƣời phê duyệt cho vay phải có thời gian nghiên cứu hồ sơ, nếu cần thiết đề xuất thành lập Hội đồng tín dụng để lấy ý kiến tham mƣu bổ sung, đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế RRTD ngay từ đầu bằng cách đƣa ra các điều kiện ràng buộc trƣớc và sau khi giải ngân hợp lý, khả thi và hiệu quả.

vay nếu thấy KH gặp khó khăn hiện thời do thiếu vốn kinh doanh, thấy phƣơng án kinh doanh mới sau khi cho vay bổ sung hoặc cơ cấu lại khả thi, có nguồn trả nợ ổn định theo cam kết. Tuy nhiên nhân viên tín dụng phải nắm rõ mục đích vay thêm, cơ cấu và cơ cấu lại khoản vay là giải pháp tạm thời, tránh tình trạng cho vay bổ sung để tăng thêm rủi ro hoặc cơ cấu lại để che giấu nợ xấu.

d. Giai đoạn kiểm tra sau cho vay

-Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của KH đúng mục đích theo phƣơng án vay vốn. Tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân gây ra sai lệch trong quá trình sử dụng vốn vay của KH.

-Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

-Ngân hàng phải quản lý đƣợc nguồn doanh thu, dòng tiền lƣu chuyển của KH trong quá trình thực hiện phƣơng án. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận đƣợc với KH việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Agribank, qua đó vừa kiểm soát đƣợc dòng tiền lƣu chuyển của KH, vừa tăng cơ hội KH tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tiện ích của Agribank.

-So sánh thực tế tiến độ thực hiện dự án so với dự kiến ban đầu; tình hình các yếu tố đầu vào, thị trƣờng tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra; những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, ngƣời điều hành và bộ máy quản lý, tình hình tài chính của KH hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập. Đánh giá ảnh hƣởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt và CBTD cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận đƣợc môi trƣờng, hiệu quả công việc của DN. Nếu có các dấu hiệu bất thƣờng nào của KH ảnh hƣởng đến khả năng

thanh toán khoản vay thì CBTD phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hƣớng giải quyết kịp thời và thích hợp.

Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)