6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Kiếm soát RRTD
a. Khái niệm về kiểm soát RRTD
Là các hoạt động thƣờng xuyên nhằm để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng của thiệt hại. Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lƣợc và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu để kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro hoặc tổn thất.
b. Đặc điểm của kiểm soát RRTD
Kiểm soát RRTD là những hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro trƣớc khi rủi ro xảy ra.
c. Các phương thức kiểm soát RRTD
- Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tƣợng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc KH, đối với những KH đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.
- Ngăn ngừa rủi ro: bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro đƣợc xác định nhƣng có thể khắc phục đƣợc thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không để hạn chế xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác...
- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng sản phẩm, quy trình cho vay phù hợp; Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Định giá khoản vay có phần bù rủi ro; Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay; Trích lập dự phòng rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tƣợng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, ngƣời kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nƣớc. Các cách thức chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro cho ngƣời kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ; Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nƣớc (Đối với những khoản vay theo chỉ định của Chính phủ); Sử dụng công cụ phái sinh; Chứng khoán hóa khoản vay.
- Đa dạng hóa: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều KH, không tập trung cho vay quá
nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít KH hoặc nhóm KH nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động... tức là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ.