6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Về công tác quản lý, điều hành
- Ngày 30/12/2016, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 39/2016/TT- NHNN “Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với KH”, có một số vấn đề cần phải hƣớng dẫn chi tiết về các thay đổi mà trong quá trình áp dụng, các NHTM sẽ gặp vƣớng mắc nhƣ:
+ Về KH vay vốn: quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (TCTD) là pháp nhân, cá nhân. Nhƣ vậy, các đối tƣợng không phải là pháp nhân (ví dụ nhƣ hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tƣ cách pháp nhân) không đủ tƣ cách chủ thể vay vốn tại TCTD.
+ Về lãi suất: quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trƣờng hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ƣu tiên quy định tại Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN. Mặt khác, quy định trƣờng hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì KH phải trả lãi trên phần dƣ nợ gốc bị quá hạn tƣơng ứng với thời gian chậm trả.
vay để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nƣớc ngoài, trừ trƣờng hợp cho vay để trả nợ trƣớc hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; (ii) Thời hạn cho vay không vƣợt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; (iii) Là khoản vay chƣa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho sự phát triển thị trƣờng mua bán nợ, thị trƣờng bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc nên đƣợc đổi mới theo hƣớng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trƣớc và trích lập dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro hiện đƣợc trích theo phân loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nƣớc và thế giới đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng để đƣa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo cho các NHTM hoạt động đúng định hƣớng của NHNN và hạn chế rủi ro.
Về hoạt động thanh tra giám sát
- Ngân hàng Nhà nƣớc cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Nội dung thanh tra phải cải tiến để đảm bảo kiểm soát đƣợc NHTM, thể hiện vai trò cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngân hàng.
- Sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt dẫn đến tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành KH giữa các ngân hàng nhƣ hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro cho vay tăng cao. Vì vậy, NHNN cần có sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả
những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
- NHNN cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo đủ số lƣợng và năng lực, kiến thức về hoạt động ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đạo đức cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- NHNN nên xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể, rõ ràng và thiết lập một hệ thống giám sát có khả năng cảnh báo rủi ro cho các ngân hàng.
- Tăng cƣờng hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm việc các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng.
Về hệ thống cung cấp thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu về tính kịp thời của các ngân hàng, đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. NHNN nên có biện pháp khuyến khích đồng thời bắt buộc các NHTM cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm thông tin tín dụng (CIC), bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế RRTD; thông tin tín dụng lấy từ CIC phải đƣợc quy định là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thẩm định cho vay. Từ đó, CIC có thể tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu tín dụng tập trung, hoàn chỉnh, đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, CIC nên đa dạng hóa hơn nữa nguồn thông tin đáng tin cậy từ các cơ quan thuế, phòng thƣơng mại, hiệp hội các ngành nghề...
về vấn đề phát sinh nợ quá hạn của KH trong quá khứ, lịch sử KH vay, những thông tin liên quan đến ý chí trả nợ của KH. Ngoài ra, CIC cần tiến hành phân tích, tổng hợp thông tin từ kho dữ liệu của mình để cho ra các sản phẩm mang tính thẩm định, cảnh báo hơn là những thông tin về thống kê, mô tả. Có nhƣ vậy, công tác thẩm định đối với đối tƣợng vay vốn và quản trị rủi ro của ngân hàng mới đạt hiệu quả cao.