Tài trợ RRTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Tài trợ RRTD

Tài trợ RRTD: là việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc thu hồi hoặc đƣợc chuyển qua theo dõi ngoại bảng. Các nguồn tài trợ RRTD trong NHTM gồm có:

+ Nguồn từ ngân hàng:

- Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trích: khi rủi ro xảy ra ngân hàng sử dụng quỹ này để bù đắp rủi ro, khoản nợ đƣợc xử lý rủi ro này sẽ đƣợc chuyển sang theo dõi trên tài khoản ngoại bảng.

- Trích thẳng trực tiếp vào chi phí hoặc lợi nhuận của ngân hàng: Trong trƣờng hợp này khi xảy ra tổn thất ngân hàng sẽ trích chi phí hoặc lợi nhuận của mình để xử lý, nợ vay bị rủi ro đƣợc chuyển sang theo dõi trên tài khoản ngoại bảng.

Về bản chất cả hai loại hình thức tài trợ rủi ro nêu trên đều ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hình thức bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro có tính chủ động hơn do chi phí đã đƣợc trích trƣớc, ngân hàng sẽ khắc phục kịp thời hơn, ít tác động đột ngột hơn so với việc bù đắp rủi ro từ hình thức trích thẳng vào chi phí hoặc lợi nhuận.

+ Nguồn từ bên ngoài ngân hàng:

-Phƣơng án thu hồi nợ xấu: là toàn bộ quá trình kiểm tra giám sát và các biện pháp xử lý nhằm thu hồi một phần hoặc toàn bộ đối với các khoản nợ xấu. Để thực hiện phƣơng án thu hồi nợ xấu, công việc cần chú trọng là tƣ vấn cho KH nhằm tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh có thể do cách điều

hành, chiến lƣợc kinh doanh không hợp lý, chậm thích nghi với thay đổi môi trƣờng, mô hình không phù hợp, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ...

-Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay: bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để sử dụng khai thác, nhận trực tiếp các tài sản của bên thứ ba.

-Từ thanh lý DN: Tổ chức hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể phá sản DN để thu hồi nợ.

-Từ bán nợ: Tìm kiếm KH để bán lại các khoản nợ rủi ro với một tỷ lệ nhất định để thu hồi nợ

-Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)