Nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 116 - 119)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức

- Phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, các phòng ban trong quy trình cho vay đối với KH doanh nghiệp. Đặc biệt là nghiên cứu tách bạch hoạt động cấp tín dụng thành các bộ phận thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận xét duyệt cho vay, bộ phận quan hệ KH trong suốt quá trình từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thu thập và xử lý thông tin; thẩm định hồ sơ; kiểm soát và phê duyệt khoản vay trƣớc khi giải ngân, trong khi cho vay, sau khi cho vay cho đến khi thu hồi hoàn tất khoản vay.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả trong toàn hệ thống Agribank: Agribank đã và đang sử dụng một hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất trong hệ thống NHTM ở Việt Nam; dữ liệu thông tin về KH đƣợc lƣu trữ tập trung tại Trụ sở chính, việc khai thác thông tin KH từ cơ sở dữ liệu này để phục vụ cho việc đánh giá KH, ra quyết định cấp tín dụng là hết sức thuận lợi và chính xác. Tuy nhiên hiện nay, Agribank vẫn chƣa có ứng dụng nào khai thác thông tin KH từ cơ sở dữ liệu này để phân tích, đánh giá cung cấp những thông tin hữu ích cho toàn hệ thống sử dụng trong việc thẩm định ra quyết định tín dụng.

Trong thời gian tới Agribank cần chỉ đạo Trung tâm công nghệ thông tin xây dựng các phần mềm hỗ trợ cung cấp thông tin KH dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có. Thông tin khai thác từ các phần mềm này phải đƣợc tổ chức một

cách hợp lý, tránh trùng lặp, đảm bảo thông tin toàn diện và đầy đủ theo đặc thù của KH. Hỗ trợ cho bộ phận tín dụng dễ dàng khai thác và đƣa ra quyết định đúng đắn nhất.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng DN: Để nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng thì ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng, Agribank Buôn Hồ phải giám sát chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản, cụ thể nhƣ :

+ Đƣợc đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trƣờng đại học uy tín.

+ Có trình độ tin học, ngoại ngữ: đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định các dự án...

+ Có phẩm chất đạo đức: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

+ Có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố này giúp cho KH và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho KH có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng dễ dàng tìm hiểu thêm đƣợc thông tin về KH trong quá trình xử lý nghiệp vụ.

- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lƣợng công việc, để cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Điều này đòi hỏi ngoài việc chú trọng công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thông

qua các lớp đào tạo của Agribank, cần phải tạo điều kiện cho họ thƣờng xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng nhƣ nắm đƣợc các kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro.

- Agribank Buôn Hồ cũng cần thƣờng xuyên mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu biết thêm về pháp luật, quyết định cho vay đƣợc an toàn. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực tín dụng giữa các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích, kiểm soát RRTD cho nhân viên.

Cho đến nay, đã có rất nhiều vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng mà xuất phát từ cán bộ, nhân viên ngân hàng,… không ít các trƣờng hợp cán bộ ngân hàng lợi dụng sơ hở trong các quy định, quy trình cấp tín dụng, thông đồng với KH để làm giả giấy tờ rút vốn ngân hàng, nhận tiền của KH gửi trả nợ ngân hàng khi đến hạn bỏ vào túi riêng,… gây rủi ro thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần phải làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng nhiều biện pháp nhƣ tăng cƣờng công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng; rà soát chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, chọn ngƣời có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với KH.

Agribank Buôn Hồ cũng cần có những chế độ đãi ngộ xứng đáng về lƣơng, thƣởng hợp lý, công bằng tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa trong thu nhập. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả mà họ mang

lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc thời hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn. Đối với cán bộ có sai phạm, làm thất thoát vốn thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục, chuyển sang bộ phận khác hoặc xử lƣ kỷ luật, đặc biệt đối với cán bộ bị thoái hóa biến chất. Có nhƣ vậy thì kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng đƣợc nâng cao và chất lƣợng tín dụng chắc chắn sẽ đƣợc cải thiện đáng kể. Đồng thời, ngân hàng không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự nhằm thu hút đƣợc nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lƣợng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó sẽ giúp cho chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc nâng cao, đồng thời tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh buôn hồ, tỉnh đăk lăk (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)