KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu DRC tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng

Tên giao dịch quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY

Tên viết tắt : DRC

Vốn điều lệ : 1.187.926.050.000 đồng

Địa chỉ : Lô G, Đƣờng Tạ Quang Bửu, Phƣờng Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Số điện thoại : 0236 377 1405

Số Fax : 0236 377 1400

Website : www.drc.com.vn

Mã cổ phiếu : DRC

Sàn niêm yết : HOSE

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su - Chế tạo lắp đặt thiết bị cho ngành công nghiệp cao su - Kinh doanh thƣơng mại, kinh doanh tổng hợp

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

- Sản phẩm nhập khẩu: Cao su, hóa chất, vải mành, than đen,…

- Thị trƣờng nhập khẩu: Nga, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…

phẩm cao su kỹ thuật.

- Thị trƣờng xuất khẩu: Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào, Srilanka, Myanmar, Ấn Độ, các tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất, Ý, Nepal, Pháp, Thái Lan, Pakistan, Uruquay, Maroc…

2.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng đƣợc thành lập theo quyết định số 1446/QĐ – TCCB ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thƣơng. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần từ ngày 01/01/2016. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tƣ thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su; kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ tổng hợp.

12/1975: Nhà máy cao su Đà Nẵng ra đời, tiền thân từ một xƣởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội chính quyền Sài Gòn.

05/1993: Chuyển thành công ty cao su Đà Nẵng theo quyết định 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/05/1993 của Bộ công nghiệp nặng

10/2005: Công ty Cao su Đà Nẵng đƣợc chuyển thành Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng theo quyết định số 3241/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp

01/2006: Công ty CP Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 49 tỷ đồng.

12/2006: Chính thức niêm yết vào giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 92,475 tỷ đồng

05/2007: Niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức, nâng tổng số vốn điều lệ lên 130.385.520.000 đồng

2016: là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng

Bộ máy quản lý của công ty đƣợc tổ chức dƣới hình thức các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau và đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc, các phòng ban có mối liên hệ mật thiết.

ình 2. . Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty

(Nguồn: DRC - Báo cáo thường niên 20 6”)

Đại HĐCĐ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT HĐQT VP Miền Bắc VP Miền Nam P.Bán Hàng P.Xuất khẩu VP Miền Trung P. Thử nghiệm P. Kỹ thuật cao su XN Radial XN Săm lốp ô tô XN Săm lốp xe đạp XM P. Vật tƣ P. R&D XN Cán luyện P. KCS P.Kế hoạch XN Đắp lốp ô tô P.T GIÁM ĐỐC KINH DOANH –THỊ TRƢỜNG P.T GIÁM ĐỐC P. Tài chính- Kế toán KẾ TÓÁN TRƢỞNG KINH DOANH –THỊ TRƢỜNG Ban đầu tƣ P.T GIÁM ĐỐC KINH DOANH –THỊ TRƢỜNG XN Cơ khí XN Năng lƣợng Đội TK nội bộ Ban bảo hộ LĐ P.KT Cơ năng Văn phòng P. LĐ tiền thƣởng P.Tổ chức NS

2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp – xe máy và cao su kỹ thuật: Là sản phẩm truyền thống từ hơn 40 năm qua, với nhiều quy cách sản phẩm phong phú đáp ứng đông đảo ngƣời tiêu dùng với nhiều thị hiếu đa dạng.

Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua ba năm 20 4-2016 ĐVT: Chiếc Tên loại SP Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 %TH 2015/2014 %TH 2016/2015 Lốp xe đạp 4.170.000 4.525.000 5.474.000 109% 121% Săm xe đạp 4.695.000 4.548.000 4.716.000 97% 104% Lốp xe máy 1.314.000 1.690.000 2.272.000 128% 134% Săm xe máy 4.035.000 4.749.000 5.642.000 118% 119% Lốp ôtô, máy kéo 892.700 1.003.000 1.113.000 112% 111% Lốp Bias 777.000 827.000 882.000 106% 107% Lốp Radial 115.000 175.000 230.000 152% 132% Săm ôtô 747.000 819.000 948.000 109% 116% Yếm ôtô 514.000 596.000 608.000 116% 103% Lốp ôtô đắp 38.000 41.200 41.400 108% 101% Cao su KT (triệu đồng) 7.3 7.5 9.7 103% 128% (Nguồn: Phòng R&D DRC)

Trong bối cảnh các doanh nghiệp mới liên tục gia tăng, cũng nhƣ các sản phẩm giá rẻ về săm lốp từ Trung Quốc du nhập vào nƣớc ta ngày càng nhiều, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn đối với sản phẩm của DRC.

Tuy nhiên, với chính sách bán hàng, marketing hợp lý cũng nhƣ giảm giá bán các sản phẩm của Công ty, từ đó sản lƣợng tiêu thụ tất cả các sản phẩm của công ty qua 3 năm đều ổn định và tăng trƣởng. Đặc biệt, sản lƣợng tiêu thụ lốp radial năm 2014 tuy là năm đầu tiên bán thƣơng mại ra thị trƣờng nhƣng đã đạt trên 115.000 bộ và có mức tăng trƣởng năm 2015 trên 50% và

năm 2016 trên 30% so với cùng kỳ năm trƣớc. Bên cạnh đó, các mặt hàng ô tô (nhóm sản phẩm chủ lực của DRC) tăng trƣởng trên 28% so với cùng kỳ năm trƣớc. Săm lốp ô tô bias mặc dù ảnh hƣởng di dời toàn bộ xí nghiệp sản xuất về khu công nghiệp Liên Chiểu, nhƣng vẫn tăng trƣởng trên 5%.

b. Cơ cấu doanh thu thuần

Bảng 2.2. Cơ cấu doanh thu thuần của công ty qua ba năm 20 4-2016 Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Săm lốp xe đạp 196,17 6,03% 187,05 5,64% 219,39 6,53% Săm lốp xe máy 258,65 7,95% 278,93 8,41% 335,69 9,99% Săm lốp yếm, ô tô 2.786,77 85,71% 2.836,52 85,50% 2.792,01 83,07% Sản phẩm khác 9,77 0,30% 15,20 0,64% 13,97 0,42% Tổng cộng 3.251,36 100% 3.317,70 100% 3.361,06 100% (Nguồn: Phòng R&D DRC)

Cơ cấu doanh thu của DRC cho thấy rõ dòng sản phẩm về ô tô vẫn là sản phẩm chủ đạo mang lại nguồn thu chính cho Công ty, chiếm hơn 80% tỷ trọng doanh thu thuần hằng năm. Cụ thể, doanh thu từ dòng sản phẩm săm lốp, yếm ô tô năm 2015 đạt hơn 2,8 nghìn tỷ đồng chiếm 85,50% doanh thu thuần năm 2015, tăng hơn so với năm 2015 là 2,7 nghìn tỷ đồng. Sang năm 2016, doanh thu dòng sản phẩm về ô tô giảm nhẹ nhƣng vẫn đạt giá trị xấp xỉ 2,8 nghìn tỷ đồng, tƣơng đƣơng 83,07% doanh thu thuần cả năm.

Việc sụt giảm về giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu các sản phẩm dành cho ô tô năm 2016 là do trong năm DRC đã thực hiện điều chỉnh giảm giá bán cho sản phẩm lốp radial nhằm đƣa sản phẩm tiếp cận thị trƣờng một cách thuận lợi hơn, qua đó đã đạt kết quả tiêu thụ khả quan.

các dòng sản phẩm dành cho xe máy, chiếm 7,95% doanh thu thuần năm 2014, tăng dần chiếm 8,41% doanh thu thuần năm 2015 và 9,99% doanh thu thuần năm 2016. Doanh thu thuần của dòng sản phẩm dành cho xe đạp có tỷ lệ đóng góp giao động quanh mức 5,5% - 6,5% giá trị doanh thu thuần mỗi năm. Các sản phẩm khác đóng góp tỷ trọng không đáng kể vào giá trị doanh thu thuần mỗi năm của công ty.

Với việc duy trì ổn định doanh thu từ mặt hàng kinh doanh chính là săm lốp ô tô, đồng thời gia tăng doanh thu trong hầu hết các mặt hàng khác, doanh thu thuần tăng qua các năm và doanh thu thuần năm 2016 của DRC đạt hơn 3.361 tỷ đồng, tăng hơn 50 tỷ so với cùng kỳ năm 2015.

c. Tình hình tài chính

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính của công ty qua ba năm 20 4-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm

2016

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,40 1,49 1,48

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,50 0,59 0,57

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Hệ số nợ/Tổng tài sản % 51,05 46,75 43,81

Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu % 104,29 87,80 77,95

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3,03 3,36 3,42

Doanh thu thuần/Tổng tài sản Vòng 1,03 1,06 1,13 4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Hệ số LNST/DTT % 10,85 12,51 11,76

Hệ số LNST/VCSH % 24,20 25,87 24,28

Hệ số LNST/Tổng tài sản % 11,15 13,22 13,27

Hệ số lợi nhuận từ HĐKD/DTT % 13,58 15,84 14,17

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2016 giảm 0,01 lần ở hệ số thanh toán ngắn hạn và 0,02 lần ở hệ số thanh toán nhanh so với năm 2015. Nguyên nhân là do TSNH giảm 4,32% tƣơng ứng 56,27 tỷ đồng, cụ thể là khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền do trong năm công ty đã quyết toán vốn đầu tƣ cho hai dự án trọng yếu là dự án “Nhà máy sản xuất lốp Radial” và dự án “Di dời xí nghiệp xăm lốp ô tô vào khu công nghiệp Liên Chiểu”

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Trong năm 2016, Hệ số Nợ/ Tổng tài sản có xu hƣớng giảm so với hai năm gần đây. Chỉ số này đạt 77,95%, giảm gần 10% so với năm 2015. Đạt đƣợc kết quả khả quan trên phải kể đến dự án Nhà máy sản xuất lốp Radial đang trong quá trình thông qua giai đoạn 2 nên công ty chƣa có kế hoạch vay các khoản nợ mới mà tập trung chi trả các khoản nợ đến hạn trả sau 12 tháng. Năm qua, DRC đã tiến hành thanh toán các khoản nợ dài hạn từ các ngân hàng. Điều này giúp công ty giảm đƣợc tỷ trọng nợ trong cơ cấu Tổng tài sản cũng nhƣ áp lực từ lãi vay.

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Các chỉ số về năng lực hoạt động của DRC đều có xu hƣớng tăng trong các năm gần đây, cụ thể vòng quay hàng tồn kho tăng từ 3,36 vòng lên 3,42 vòng và Vòng quay tổng tài sản cũng tăng thêm 0,07 vòng so với năm 2015. Kết quả này đến từ hiệu quả trong công tác quản lý hàng tồn kho chƣa có bất kỳ tình trạng mất mát, thất thoát nào xảy ra. Ngoài ra, công tác bán hàng cũng đạt đƣợc những khả quan nhất định từ việc khai thác thêm 2 khách hàng lắp ráp mới, thêm 3 thị trƣờng mới tiềm năng: Ấn Độ, Nga, Mỹ. Từ những điều trên dẫn đến giá trị hàng tồn kho giảm gần 14 tỷ. Qua đó thể hiện đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng tăng.

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Trong năm 2016, công ty có phát hành thêm cổ phần nhằm chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thƣờng cho cổ đông dẫn đến chỉ số ROE có sự điều chỉnh giảm từ 25,87% xuống còn 24,28%. Ngoài ra, việc giảm giá bán cũng ảnh hƣởng không tốt đến lợi nhuận. Bên cạnh đó, chỉ số ROA năm 2016 ổn định so với năm trƣớc ở mức 13,27%. Điều này cho thấy hiệu quả từ việc sử dụng tài sản, thiết bị, máy móc hoạt động đúng công suất và ổn định. Hơn thế, công ty tăng cƣờng kiểm tra, bảo dƣỡng nhằm hạn chế tối đa việc dừng sản xuất do sự cố thiết bị.

Từ phân tích tình hình kinh doanh trên để thấy đƣợc DRC có tiền đề, nguồn lực để phát triển thƣơng hiệu của mình từ những kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm truyền thống là dòng sản phẩm săm lốp xe đạp – xe máy và cao su kỹ thuật và tăng cƣờng phát triển trên thị trƣờng nội địa. Trên cơ sở đó, DRC nhận thấy thị trƣờng xuất khẩu đang là tiềm năng lớn để công ty phát triển thƣơng hiệu của mình mang tầm vóc thế giới. Vì vậy, DRC đã tăng cƣờng phát triển dòng sản phẩm lốp ô tô công nghệ Radial và tiếp tục đầu tƣ thiết bị để duy trì dòng sản phẩm săm lốp ô tô công nghệ Bias (là sản phẩm chủ lực hơn 10 năm nay) để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa nhƣ là sân sau cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Do vậy công tác phát triển thƣơng hiệu là yêu cầu thiết yếu để giúp DRC đƣợc biết đến với thƣơng hiệu là công ty cung cấp dòng sản phẩm Radial mới trên thị trƣờng nội địa và quốc tế.

2.2. MÔI TRƢỜNG KINH DOANH VÀ HÌNH ẢNH THƢƠNG HIỆU 2.2.1. Môi trƣờng kinh doanh 2.2.1. Môi trƣờng kinh doanh

a. Môi trường ngành săm lốp Việt Nam

Số lƣợng xe lƣu hành tăng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ săm lốp. 6 tháng đầu năm 2015, cả nƣớc có 89.428 xe ô tô đăng ký mới (tăng 67% ), 1.105.498 xe máy đăng ký mới (tăng 7,3%). Tổng lƣợng xe ô tô tiêu thụ trong 5 tháng

đầu năm tăng vọt, tăng 105%, đạt 84.806 xe do yêu cầu siết trọng tải của Bộ giao thông, phí trƣớc bạ giảm và chƣơng trình kích cầu từ các hãng xe.

Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ ô tô 2009 – 2015

- Cả nƣớc có 830 doanh nghiệp hoạt động trong ngành săm lốp.

- Thị phần săm lốp của thị trƣờng nội địa: Casumina chiếm 33%, tiếp theo là DRC (25%), SRC khoảng 10%, còn lại 31% thuộc về các doanh nghiệp khác.

- Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) và Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp FDI chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam trong năm 2016. Hai doanh nghiệp nội địa lớn nhất là CSM và DRC lần lƣợt đóng góp 4.9% và 4.1%

- Năm 2014 là năm tiền đề thâm nhập thị trƣờng của lốp Radial của DRC và CSM. Giai đoạn 2015- 2016 sẽ tạo ra sức bật tăng trƣởng trong doanh thu và quan trọng hơn hết là gia tăng thị phần của cả DRC và CSM trong phân khúc sản phẩm này.

Phân tích 5 lực lƣợng cạnh tranh trong ngành săm lốp Việt Nam

Hình 2.3. Mức độ cạnh tranh ngành săm lốp Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo ngành săm lốp 2017 FPT ) - Nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập ngành: Thấp

Rào cản về vốn đầu tƣ: Đối với ngành săm lốp ô tô, mỗi dây chuyền chỉ có thể sản xuất một số quy cách, thiết kế và kích cỡ lốp nhất định thì để có đƣợc dạnh mục sản phẩm đa dạng, các doanh nghiệp săm lốp phải có vốn đầu tƣ ban đầu rất lớn. Bên cạnh đó, kỹ thuật sản xuất săm lốp tƣơng đối phức tạp, yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe về chất lƣợng, độ bền hay hiệu năng sử dụng lốp.

Lợi thế kinh tế theo qui mô: Các dây chuyền sản xuất săm lốp có sản lƣợng hòa vốn lớn. Gần nhƣ toàn bộ thị phần săm lốp hiện nay đã bị chiếm lĩnh bởi các DN đang hoạt động trong ngành nên việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm mới sẽ rất khó khăn.

Thƣơng hiệu và hệ thống phân phối: Các nhà sản xuất săm lốp ở VN hiện nay đều có thƣơng hiệu, uy tín và chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng trong từng phân khúc thế mạnh riêng. Hệ thống phân phối qua kênh thay thế mạnh và mạng lƣới đại lý rộng khắp là yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các DN mới muốn tham gia vào ngành sẽ phải đầu tƣ rất lớn để xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả thì mới có thể cạnh tranh đƣợc.

- Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: Thấp

Săm lốp cao su là bộ phận không thể thiếu trên các loại phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ hiện nay (xe đạp, xe mô tô, xe ô tô). Nhu cầu săm lốp sẽ luôn luôn gắn liền với nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các loại phƣơng tiện giao thông nói trên. Do vậy, săm lốp không có sản phẩm thay thế, mà chỉ có các loại săm lốp khác biệt về mẫu mã, công nghệ tự thay thế cho nhau.

- Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp: Cao

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển thương hiệu DRC tại công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)