6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động
Kỹ năng của ngƣời lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ hỗ trợ cho ngƣời công nhân đó hoàn thành tốt công việc của mình, tăng tính hiệu quả của công việc.
Trình độ kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp đƣợc tăng dần và nâng lên khi có sự quan tâm và giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp.
Lập kế hoạch nghề nghiệp: Là quá trình mà thông qua đó từng cá nhân nhận dạng và thực hiện các bƣớc, nhằm đạt tới những mục tiêu của nghề.
Quản lý nghề nghiệp: Là quá trình mà thông qua đó các tổ chức tuyển chọn, đánh giá, phân công và phát triển nhân viên, nhằm đảm bảo một tập thể đủ trình độ để đáp ứng mục tiêu của tổ chức. Các hoạt động lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp bao gồm đối với nhân viên, đối với nhà quản trị và đối với tổ chức.
- Đối với cá nhân: Tự đánh giá khả năng, những mối quan tâm và các giá trị; phân tích các phƣơng án lựa chọn nghề nghiệp; quyết định về nhà quản trị; vạch ra những kế hoạch hành động thống nhất với nhau cùng với nhà quản trị; theo đuổi kế hoạch đã thỏa thuận. Cung cấp cho lãnh đạo thông tin chính xác về kỹ năng, kinh nghiệm công tác, mối quan tâm và những khát vọng về sự nghiệp.
- Đối với nhà quản trị: Đánh giá tình hình thực hiện của những mục tiêu do nhân viên trình bày và những nhu cầu phát triển mà họ thấy đƣợc; tƣ vấn cho nhân viên và xây dựng một kế hoạch thống nhất; theo dõi và cập nhật các kế hoạch của nhân viên cho phù hợp. Cung cấp thông tin về những vị trí công tác khuyết. Thẩm định và sử dụng tất cả các thông tin do quá trình đó cung cấp để: Nhận dạng tất cả các ứng viên có thể phù hợp với vị trí khuyết ngƣời,
để tuyển chọn; nhận dạng những cơ hội phát triển công việc thiếu ngƣời, các chƣơng trình đào tạo, phân công, luân chuyển nhân viên và bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động cho phù hợp.
- Đối với tổ chức: Đảm bảo mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp, các nguồn tài nguyên, tƣ vấn và những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch nghề nghiệp cá nhân; đảm bảo đào tạo và tƣ vấn nghề nghiệp cho những nhà quản trị, nhân viên; đảm bảo các chƣơng trình đào tạo kỹ năng và những cơ hội tích lũy kinh nghiệm trong công việc. Đảm bảo quá trình thông tin phục vụ những nhu cầu ra quyết định của ban lãnh đạo. Tổ chức và cập nhật tất cả các thông tin.
Nâng cao kỹ năng là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên, quyết định hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Bởi lẽ, cho dù đạt đƣợc một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhƣng thiếu những kỹ năng cần thiết, ngƣời lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả quá trình lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.
Để phát triển kỹ năng, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thƣờng xuyên lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại kết hợp với việc đánh giá chính xác nhân viên về kỹ năng thực hành mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ, kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhƣ vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, ngƣời lao động cần phải đƣợc trang bị thêm các kỹ năng hành nghề - kỹ năng mềm không chỉ đảm bảo có đƣợc việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức, doanh nghiệp thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc và đóng góp vào định hƣớng chiến lƣợc của tổ chức, doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá kỹ năng:
- Đánh giá về khả năng tƣ duy sáng tạo của ngƣời lao động; - Đánh giá về kỹ năng giao tiếp và ứng xử của ngƣời lao động; - Đánh giá về khả năng học hỏi của ngƣời lao động;
- Đánh giá về khả năng tổ chức công việc của ngƣời lao động; - Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm của ngƣời lao động; - Đánh giá về kỹ năng thuyết trình của ngƣời lao động; - Đánh giá về kỹ năng giải quyết vấn đề của ngƣời lao động.
Kỹ năng làm việc là sự tinh thông, thành thạo của ngƣời lao động về các thao tác nghiệp vụ để thực hiện một công việc cụ thể trong giới hạn về thời gian, sức lực và chi phí cụ thể. Và, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là tìm cách nâng cao tay nghề, mức độ thuần thục trong công việc, cũng nhƣ tạo điều kiện để ngƣời lao động tích lũy các kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho công việc.
Việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi kỹ năng nghề nghiệp đƣợc nâng cao, ngƣời lao động làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn. Và để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đòi hỏi ngƣời lao động phải có sự rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong một tổ chức, hoạt động của con ngƣời đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu: làm việc với con ngƣời, với số liệu và với các vật dụng. Khi làm việc với con ngƣời, kỹ năng nghề nghiệp sẽ đƣợc nâng cao theo hƣớng chỉ dẫn, phục vụ, kèm cặp, thuyết phục, giám sát, đàm phán. Khi làm việc với số liệu, kỹ năng nghề nghiệp đƣợc nâng cao theo hƣớng sao chép, so sánh, biên soạn, tính toán, phân tích. Và khi làm việc với vật dụng, kỹ năng nghề nghiệp đƣợc nâng cao theo hƣớng bảo quản, trông nom và thao tác.
Để đánh giá trình độ kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực, doanh nghiệp thƣờng đánh giá thông qua các tiêu chí nhƣ: cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, cơ cấu ngành nghề, cấp bậc, bậc lƣơng,....
Kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực đƣợc nâng cao và tăng dần lên khi có sự quan tâm và giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp của tổ chức.
Lập kế hoạch nghề nghiệp là quá trình đƣợc xây dựng bởi tổ chức và thông qua đó từng cá nhân sẽ nhận diện và thực hiện từng bƣớc nhằm đạt đến những mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Quản lý nghề nghiệp là quá trình mà thông qua đó các tổ chức tuyển chọn, đánh giá, phân công và phát triển nhân viên nhằm đảm bảo một tập thể có đủ trình độ để đáp ứng các mục tiêu chung của tổ chức.
Các hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp và quản lý nghề nghiệp gồm:
-Đối với nhân viên: tự đánh giá khả năng làm việc của mình, đồng thời
cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chính xác nhất về kỹ năng, kinh nghiệm công tác, mối quan tâm và những khát vọng về sự nghiệp.
-Đối với nhà quản trị: thẩm định độ tin cậy của các thông tin do ngƣời
lao động cung cấp, cung cấp các thông tin về vị trí công tác còn khuyết ngƣời thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà quản trị, sử dụng các thông tin đƣợc cung cấp để nhận diện cơ hội phát triển nghề nghiệp cho ngƣời lao động (công việc thiếu ngƣời, luân chuyển lao động, chƣơng trình bồi dƣỡng đào tạo,…)
-Đối với tổ chức: đảm bảo đƣợc công tác hoạch định nghề nghiệp, các
mô hình phát triển nghề nghiệp, đảm bảo việc đào tạo và tƣ vấn nghề nghiệp cho ngƣời lao động, đảm bảo hệ thống và quá trình thông tin để phục vụ nhu cầu ra quyết định của nhà quản trị.
Tóm lại, kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực sẽ đƣợc nâng cao khi tổ chức làm tốt các vấn đề sau:
-Thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực để đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
thúc đẩy, nhằm tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát huy hết năng lực của mình, đặc biệt là một bộ phận nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp tốt.