Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Quỹ Bảo vệ và Phát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 83 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Quỹ Bảo vệ và Phát

Phát triển rừng

Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải thƣờng xuyên lấy mục tiêu phát triển công ty làm định hƣớng, nhằm xây dựng các chính sách và biện pháp phù hợp. Vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực không chỉ cần đáp ứng về mặt số lƣợng, mà còn phải đảm bảo về mặt chất lƣợng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh trƣớc mắt, cũng nhƣ chiến lƣợc mang tính lâu dài.

Phát triển nguồn nhân lực và hiệu quả kinh doanh của công ty có mối quan hệ tƣơng trợ và gắn bó mật thiết với nhau. Do vậy, cả hai yếu tố này cần phải đƣợc chú trọng và phát triển song song với nhau.

Nếu công ty nhận thức đúng và đầy đủ vị trí và đặc điểm của nguồn lực con ngƣời trong thời đại ngày nay, thấy đƣợc nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực của tổ chức hiện có, thì công ty sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, công ty sẽ xây dựng các chiến lƣợc nguồn nhân lực phù hợp, xem việc chăm lo, bồi dƣỡng, đào tạo và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố quyết định và là kim chỉ nam chỉ đạo xuyên suốt quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.

Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy tốt nhất vai trò và gia tăng giá trị của nguồn nhân lực, thông qua chính sách quản trị và xây dựng môi trƣờng tốt cho nhân viên, không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực trong tổ chức; gắn liền phát triển nguồn nhân lực với việc sử dụng lao động hiệu quả trên cơ sở liên kết hai quá trình đào tạo và sử dụng.

Phát triển nguồn nhân lực bằng nhiều cách thức khác nhau, mang tính đồng bộ và tổng hợp. Đồng thời, phải chú ý đến tính công bằng, minh bạch, hợp lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động; xây dựng chính sách lƣơng, thƣởng hợp lý, tạo động lực cho ngƣời lao động, nhằm giúp họ phát huy hết khả năng và năng lực của mình để đóng góp cho công ty.

Phát triển nguồn nhân lực phải chú trọng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế cần phải đƣợc xem xét dƣới góc độ lợi nhuận mà hoạt động này đem lại so với chi phí đầu tƣ cho hoạt động. Hiệu quả xã hội là việc gia tăng sự gắn bó và thỏa mãn của ngƣời lao động với nghề nghiệp, nâng cao hình ảnh và uy tín thƣơng hiệu của công ty. Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng chỉ nên thực hiện khi nó đem lại hiệu quả, làm gia tăng giá trị và góp phần vào việc gia tăng lợi thế cạnh tranh bền vững cho công ty.

Phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của tổ chức và bản thân mỗi lao động. Doanh nghiệp cần không ngừng tìm kiếm, lên kế hoạch và xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý. Và ngƣời lao động là đội ngũ trực tiếp, chủ động tiếp nhận các chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, nhằm tối đa hóa hiệu quả lao động đem lại cho công ty.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)