6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Nâng cao phẩm chất cho ngƣời lao động
Hành vi và thái độ thể hiện trình độ nhận thức của ngƣời lao động, là cách nhìn nhận của họ về vai trò, trách nhiệm, mức độ tận tâm, nhiệt tình đối với công việc. Hành vi, thái độ của ngƣời lao động là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau dẫn đến các kết quả công việc khác nhau. Nâng cao hành vi và thái độ của nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động, nâng cao trình độ hiểu biết về các kiến thức xã hội; nâng cao tính tự chủ, tự giác trong công việc.
Nâng cao hành vi, thái độ giúp ngƣời lao động có hành vi, thái độ đúng đắn trong công việc, giúp họ hoàn thành công việc ở mức tốt nhất có thể, giúp tổ chức tận dụng tối đa khả năng của ngƣời lao động trong công việc.
Tiêu chí phản ánh hành vi, thái độ của ngƣời lao động là mức độ hiểu biết về xã hội, kinh tế, đoàn thể, trình độ văn hóa, tính tự giác và khả năng tiếp thu kiến thức một cách cơ bản nhất của ngƣời lao động.
Để nâng cao thái độ cho ngƣời lao động, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo, sử dụng các chính sách khuyến khích tính tự giác, tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc,… của ngƣời lao động. Bên cạnh đó, bản thân ngƣời lao động cũng cần phải không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao nhận thức, hành vi và thái độ của bản thân.
Trình độ nhận thức của nguồn nhân lực là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và tính tự giác trong hoạt động lao động tạo ra sản phẩm.
triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi ngƣời khác nhau, dẫn đến thái độ, hành vi làm việc của mỗi ngƣời cũng khác nhau nên kết quả công việc khác nhau, điều này làm cho năng suất, hiệu quả công việc cũng khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao chất lƣợng một cách toàn diện cả 3 mặt: Nâng cao kiến thức trình độ, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác cho đội ngũ lao động. Tạo ra ngƣời lao động mới có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, có kiến thức
và trình độ văn hóa, chuyên môn để làm tròn và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc
giao.
Thái độ của ngƣời lao động cho thấy cách nhìn nhận của ngƣời đó về vai trò, trách nhiệm, mức độ nhiệt tình đối với các công việc, điều này sẽ đƣợc thể hiện qua các hành vi của họ. Một ngƣời có kỹ năng tốt nhƣng thái độ không đúng thì hiệu quả đóng góp sẽ không cao.
Phẩm chất của ngƣời lao động là thái độ, nhận thức và hành động của ngƣời lao động đối với công việc. Nâng cao phẩm chất cho ngƣời lao động là một việc không thể thiếu trong phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Vì phẩm chất của ngƣời lao động là nền tảng của mọi hành vi.
Nâng cao phẩm chất của ngƣời lao động trong doanh nghiệp thực chất là nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân, từ đó hình thành tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác, năng động, sáng tạo và thích ứng cao trong công việc.
Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cho mình hệ thống các tiêu chí đánh giá về phẩm chất của ngƣời lao động. Các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ:
- Tiêu chí đánh giá về ý thức, thái độ nghề nghiệp; - Tiêu chí đánh giá về tác phong lao động.
Đối với mỗi tiêu chí trên, mỗi tổ chức, doanh nghiệp lại xây dựng các yêu cầu cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của tổ chức, doanh nghiệp mình từ đó đƣa ra những tiêu chuẩn xếp loại để đánh giá ngƣời lao động.