6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH
Năm là, xét về mục tiêu, nếu nhƣ quản trị nguồn nhân lực có mục tiêu là tối ƣu hoá kết quả của doanh nghiệp và cá nhân ngƣời lao động, đó là hiệu quả kinh tế cao đối với doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động ngày càng tốt hơn, thì phát triển nguồn nhân lực là nâng cao khả năng lao động mà doanh nghiệp có thể huy động đƣợc để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp. Nghĩa là, phát triển nguồn nhân lực chính là điều kiện cần và quản trị nguồn nhân lực là điều kiện đủ để có đƣợc nguồn lực lao động và sử dụng chúng có hiệu quả hƣớng đến đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP NGHIỆP
Phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức là tập hợp các cách thức nhằm nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực nói chung và nâng cao năng lực cho ngƣời lao động nói riêng. Năng lực là một yếu tố tiên quyết và vô cùng quan trọng đối với mỗi ngƣời lao động, vì nó có thể cho biết ngƣời lao động có thể làm đƣợc việc gì, làm nhƣ thế nào, làm đến đâu và kết quả nhƣ thế nào. Nếu gia tăng quy mô là nói đến việc tăng số lƣợng lực lƣợng lao động, thì phát triển nguồn nhân lực lại đề cập đến chất lƣợng của nguồn nhân lực – yếu tố nội sinh bên trong và cốt lõi của từng tổ chức và năng lực của từng thành viên trong tổ chức. Năng lực ở đây đề cập đến trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và hành vi, thái độ của nguồn nhân lực. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực, các tổ chức thƣờng chú trọng và quan tâm đến việc nâng cao năng lực cho ngƣời lao động, tạo lập môi trƣờng học tập trong tổ chức kết hợp với việc nâng cao động cơ thúc đẩy
nhằm giúp ngƣời lao động làm việc tích cực hơn để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Xuất phát từ bản chất trên của công tác phát triển nguồn nhân lực, trong khuôn khổ luận văn này, phát triển nguồn nhân lực sẽ đƣợc xem xét ở một số nội dung sau đây:
Mô hình KSA là mô hình đƣợc sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đánh giá năng lực cá nhân, để đào tạo và phát triển năng lực cá nhân đó. Mô hình này đƣa ra những tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).
Hình 1.1. Mô hình năng lực KSA.
Benjamin Bloom (1956) đƣợc coi là ngƣời đƣa ra những phát triển bƣớc đầu về ASK, với ba nhóm năng lực chính bao gồm:
Phẩm chất/Thái độ (Attitude): thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm.
Kỹ năng (Skills): kỹ năng thao tác.
Kiến thức (Knowledge): thuộc về năng lực tƣ duy.
Trong đó, kiến thức đƣợc hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (applica- tion), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực
đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ đƣợc cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.
Phẩm chất hay thái độ thƣờng bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định giá trị (valuing), giá trị ƣu tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng nhƣ những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc. Các phẩm chất cũng đƣợc xác định phù hợp với vị trí công việc.
Về kỹ năng, chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông thƣờng kỹ năng đƣợc chia thành các cấp độ chính nhƣ: bắt chƣớc (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hƣớng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên).
Việc đánh giá năng lực của cá nhân dựa trên mô hình KSA sẽ giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình và đƣa ra mô hình phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực phù hợp dựa trên mô hình này.
Phát triển nguồn nhân lực là nâng cao bản chất bên trong của nguồn nhân lực, nó luôn có sự vận động và phản ảnh trình độ phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nâng cao nguồn nhân lực luôn là mục tiêu đặt lên hàng đầu trong mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Dựa theo mô hình KSA, phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 yếu tố chính sau: