6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Thực trạng phát triển kỹ năng của ngƣời lao động
Trình độ chuyên môn chỉ là một yếu tố đơn lẻ, không thể chỉ dựa vào đó để đánh giá công tác phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng toàn diện. Vì vậy, để công tác phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả tối ƣu đối với công ty thì cần đánh giá kết hợp các yếu tố khác nhau của nguồn nhân lực, nhƣ: số lƣợng, cơ cấu, kỹ năng, thái độ và kết hợp với khảo sát thực tế để có cái nhìn chính xác và khách quan về thực trạng hiện tại của ngƣời lao động.
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho ngƣời lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Khi ngƣời lao động đƣợc đào tạo, huấn luyện thƣờng xuyên về các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết thì họ sẽ hiểu rõ đƣợc những yêu cầu công việc đặt ra và cách thức để thực hiện công việc một cách tối ƣu nhất, từ đó họ sẽ làm việc với thái độ tích cực hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn. Nhờ vậy, hiệu suất làm việc sẽ đƣợc
gia tăng và góp phần tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp và chính bản thân ngƣời lao động.
Để tìm hiểu mức độ đáp ứng thực tế các kỹ năng cần thiết đối với công việc của bản thân ngƣời lao động tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với ngƣời lao động đang làm việc tại công ty. Các thành tố của kỹ năng đƣợc chi tiết hóa thành 12 tiêu chí và đƣợc đo lƣờng ở 05 mức, từ mức độ chƣa đáp ứng đến mức độ đáp ứng xuất sắc. Ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc đề nghị lựa chọn duy nhất một mức độ đáp ứng phù hợp với bản thân. Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng kỹ năng đối với công việc của bản thân ngƣời lao động đƣợc trình bày tổng hợp ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của người lao động tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
(ĐVT mức độ đáp ứng: %) Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Giá trị Mode Chƣa đáp ứng Đáp ứng Tốt Rất tốt Xuất sắc Kỹ năng ngoại ngữ 29,5 36,4 13,6 12,1 8,3 2 Kỹ năng tin học 11,4 20,5 26,5 22,0 19,7 3
Kỹ năng giao tiếp 0,8 10,6 45,5 37,9 5,3 3
Kỹ năng thực hành
chuyên môn 0,0 18,2 40,2 32,6 9,1 3
Kỹ năng thƣơng lƣợng 17,4 34,1 25,8 18,2 4,5 2
Kỹ năng làm việc nhóm 14,4 37,9 25,0 17,4 5,3 2
Kỹ năng hoạch định 6,1 14,4 34,1 35,6 9,8 2
Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng Giá trị Mode Chƣa đáp ứng Đáp ứng Tốt Rất tốt Xuất sắc
Kỹ năng quản lý thời gian 0,0 15,2 31,1 41,7 12,1 4
Kỹ năng làm việc độc lập 1,5 18,9 36,4 29,5 13,6 3
Kỹ năng tự học, tự nghiên
cứu nâng cao trình độ 6,8 28,8 26,5 27,3 10,6 2
Kỹ năng tự kiểm tra, đánh
giá công việc 0,0 14,4 32,6 30,3 22,7 3
(Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra nhân viên Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng)
Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian là nhóm các kỹ năng ngƣời lao động đáp ứng ở mức độ rất tốt, đều có giá trị mode bằng 4; trong đó, kỹ năng quản lý thời gian là tiêu chí đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao hơn cả, chiếm tỷ lệ 41,7%.
Nhóm các kỹ năng mà ngƣời lao động tự đánh giá rằng họ đáp ứng ở mức độ tốt, mode ở giá trị 3, bao gồm: kỹ năng tin học (26,5%), kỹ năng giao tiếp (45,5%), kỹ năng thực hành chuyên môn (40,2%), kỹ năng làm việc độc lập (36,4%) và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá công việc (32,6%).
Các kỹ năng mà đa số nhân viên chỉ ở mức độ đáp ứng là kỹ năng ngoại ngữ (chiếm 36,4%), kỹ năng thƣơng lƣợng (chiếm 34,1%), kỹ năng làm việc nhóm (37,9%) và kỹ năng tự học, nghiên cứu nâng cao trình độ (28,8%).
Nhìn chung, trong từng kỹ năng, ngƣời lao động đạt mức độ đáp ứng khác nhau, điều này phản ánh đƣợc kỹ năng của ngƣời lao động là không đồng đều và hầu hết là chƣa cao. Vì vậy, trong thời gian đến, công ty cần chú ý đến việc đào tạo và nâng cao các kỹ năng làm việc cho ngƣời lao động, đặc biệt là các kỹ năng mà họ còn yếu, nhƣ: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng thƣơng lƣợng và kỹ năng làm việc nhóm.