Những nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 54 - 56)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Những nhân tố bên ngoài

Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hƣởng của điều kiện bên ngoài đối với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, Abdullah Haslinda (2009) đã chỉ ra: phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi triển vọng của nền kinh tế và các chính sách, thể chế của chính phủ ở mõi quốc gia.

a. Môi trường kinh tế

Sự tăng trƣởng về kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống và việc làm của ngƣời lao động. Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng việc kinh doanh, có đƣợc nhiều việc làm hơn; từ đó có thể mở rộng quy mô, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đƣợc mục tiêu chiến lƣợc lâu dài tại đơn vị. Việc mở rộng này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phát triển nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nhân tài và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao,…

b. Môi trường khoa học công nghệ thông tin

Khoa học công nghệ hiện đại đã làm cho thông tin trở thành một nguồn lực mang tính chất sống còn đối với doanh nghiệp. Nền kinh tế thế giới đang

phát triển với tốc độ rất cao và để tiến kịp với sự phát triển đó, các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, kỹ năng mới và hiện đại, nắm bắt đƣợc những thành tựu mới nhất của khoa học, sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, mỗi doanh nghiệp phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ và hiểu biết của ngƣời lao động về mọi mặt.

c. Nhân khẩu học

Dân số nƣớc ta gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây, lực lƣợng lao động cần việc làm ngày càng tăng; tuy nhiên lại còn thiếu nhiều lao động lành nghề và cán bộ quản lý giỏi. Đứng trƣớc tình hình chung nhƣ thế thì các nhà quản trị nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề này và có biện pháp thu hút nhân tài, đào tạo, bồi dƣỡng các cán bộ nguồn để đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh của tổ chức mình.

d. Môi trường chính trị - pháp luật

Chính trị ổn định, pháp luật hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trƣờng chính trị pháp luật, thông qua các sản phẩm, dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngƣợc lại, môi trƣờng chính trị pháp luật có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, nhƣ là sự ổn định các chính sách kinh tế. Các quy định của pháp luật, thể chế, chính sách còn ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

e. Môi trường văn hóa - xã hội

Trình độ dân trí phản ánh sự hiểu biết các thông tin tổng hợp về xã hội, văn hóa áp dụng nó vào thực tiễn cuộc sống. Trình độ dân trí là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một đất nƣớc và một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ dân trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức.

f. Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, tất cả các nguồn lực của tổ chức đều rất dễ bị các đối thủ bắt chƣớc, chỉ có duy nhất nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất và khó bắt chƣớc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để nâng cao và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng để nguồn nhân lực của doanh nghiệp có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, công việc đƣợc giao, giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trƣờng kinh doanh.

g. Yếu tố nhà cung ứng

Sự phát triển của các trƣờng đại học ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, sự phát triển bền vững, có hệ thống, môi trƣờng giảng dạy của các trƣờng đại học đảm bảo chất lƣợng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp lực lƣợng lao động có chất lƣợng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tiết kiệm đƣợc chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua đây, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà còn phải quan tâm đến các yếu tố tác động từ bên ngoài doanh nghiệp để có những hƣớng điều chỉnh, phát triển hay duy trì và thay đổi chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực nhằm đem lại hiệu quả, đồng thời tạo động lực cho cá nhân ngƣời lao động làm việc tốt hơn.

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)