Phát triển môi trƣờng học tập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Phát triển môi trƣờng học tập

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, kỹ năng thì doanh nghiệp cần tạo một môi trƣờng học tập để từ đó nhân viên có thể phát huy hết năng lực của mình trong điều kiện tốt nhất.

Môi trƣờng học tập đƣợc thể hiện ở văn hóa học tập và học tập có tổ chức của doanh nghiệp.

Có rất nhiều phƣơng pháp để học. Học từ kinh nghiệm, học từ công việc và học ở nhà trƣờng với các kiến thức khoa học. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng, do vậy học một cách toàn diện là sự kết hợp cân đối của nhiều phƣơng pháp.

Học trong thực tiễn, trong công việc rất quan trọng nhƣng để đạt hiệu quả xã hội thì nó phải đƣợc thiết kế, tổ chức và có phƣơng pháp học tập. “Học tập trong tổ chức” tập trung nghiên cứu phƣơng pháp, nội dung, các tác động của việc học lên hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tổ chức, các doanh nghiệp. Học tập trong các tổ chức lúc này không đơn giản là các khóa huấn luyện kỹ năng công tác mà đi từ cái gốc, là xây dựng văn hóa học tập trong tổ chức, văn hóa tự hoàn thiện, yêu cái mới và ham thích sáng tạo.

Trong đó, chú trọng phát triển môi trƣờng sáng tạo, đó là môi trƣờng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tri thức mới phải đƣợc tôn trọng dù do ai, ở cấp nào sáng tạo. Hành chính hóa hay thứ bậc quá nhiều trong môi trƣờng học tập và trong môi trƣờng doanh nghiệp sẽ giết chết sáng tạo. Rõ ràng không chỉ có các vị giáo sƣ già khả kính hay các giới chức sắc trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra tri thức mới, sản phẩm mới, mà chính các cán bộ nghiên cứu trẻ mới là những nguồn lực sáng tạo dồi dào.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh kon tum (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)