Thực trạng triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4.Thực trạng triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ

2.2.4.Thực trạng triển khai thực hiện các quy định pháp luật về đảm bảo

bảo chất lƣợng dịch vụ BHYT

a. Thực trạng thực hiện quy trình kiểm tra cấp phép cho các cơ sở y tế được phép tham gia cung ứng dịch vụ BHYT

Việc ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tại thành phố Đà Nẵng thƣc hiện theo Thông tƣ số 41/2014/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính và theo Quyết định số 5198/BHXH-CSYT của BHXH Việt Nam theo đúng quy trình nhƣ sau: Cơ sở y tế gửi hồ sơ đăng ký thực hiện khám chữa bệnh BHYT đến BHXH thành phố Đà Nẵng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo ngày ghi trên dấu công văn đến), BHXH thành phố Đà Nẵng phải thực hiện xong việc xem xét hồ sơ và ký hợp đồng; trƣờng hợp không đồng ý ký hợp đồng khám chữa bệnh thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. BHXH thành phố Đà Nẵng chỉ ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở y tế đ đƣợc cấp giấy phép hoạt động và phải đảm bảo các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực đƣợc quy định tại Quyết định số 5198/BHXH-CSYT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của BHXH Việt Nam (theo phụ lục 2)

- Các điều khoản trong hợp đồng để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ BHYT và đảm bảo quyền lợi đối với ngƣời bệnh có thẻ BHYT cũng nhƣ công tác quản lý nhƣ sau:

+ Các cơ sở y tế phải thực hiện kết nối dữ liệu điện tử chi phí khám chữa bệnh BHYT với Hệ thống thông tin giám định BHYT.

+ Cơ quan BHXH sẽ tạm dừng hợp đồng trƣờng hợp phát hiện cơ sở khám chữa bệnh có tình trạng trục lợi quỹ BHYT, thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT không đúng quy định.

+ Đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT đ phát hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT trong năm trƣớc: BHXH thành phố thống nhất với cơ sở khám chữa bệnh các điều kiện để ký tiếp hợp đồng khám chữa bệnh BHYT năm sau. Đồng thời, bổ sung vào hợp đồng khám chữa bệnh BHYT các giải pháp khắc phục nhƣ: Kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT đa tuyến đến; dừng thanh toán BHYT đối với các dịch vụ y tế bị lạm dụng chỉ định.

- Phòng Giám định BHYT có trách nhiệm lƣu giữ toàn bộ hồ sơ hợp đồng và các bảng tổng hợp tại các cơ sở y tế.

- Báo cáo tình hình ký kết hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hàng năm về BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15 tháng 01, đồng thời phản ánh cụ thể những khó khăn, vƣớng mắc trong triển khai thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT.

Bảng 2.13. Số lượng các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT tại TP Đà Nẵng qua các năm Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Cở sở y tế khám chữa bệnh BHYT 89 92 90 89 90

Số lƣợng các cơ sở khám chữa bệnh ký kết hợp đồng khám chữa bệnh không có sự thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đ ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 90 cơ sở y tế với 5 bệnh viện hạng một, 11 bệnh viện hạng hai, 3 bệnh viện hạng ba, còn lại chƣa đƣợc xếp hạng, và 80 bệnh viên công và 10 bệnh viện tƣ.

BHXH thành phố Đà Nẵng luôn tạo điều kiện, và công bằng giữa các bệnh viện công và bệnh viện tƣ trong việc xét, cấp và ký hợp đồng BHYT để tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân nhằm mục đích mở rộng thị trƣờng khám chữa bệnh, tạo nhiều lựa chọn cho nguời dân và tạo ra một đối trọng với khối y tế công lập để không tạo nên sự độc quyền mà tạo môi trƣờng và điều kiện để các cơ sở y tế xây dựng hình ảnh và cách thức phục vụ đảm bảo sự hài lòng của ngƣời tham gia BHYT, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở y tế.

Theo quy định của Luật BHYT, để cơ quan BHXH ký hợp đồng và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT thì cơ sở y tế phải đƣợc phân hạng nhằm xác định mức giá thanh toán và tuyến chuyên môn kỹ thuật làm căn cứ xác định mức hƣởng BHYT của bệnh nhân khi khám chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ban đầu. Đối với cơ sở y tế, việc đƣợc xếp hạng và phân tuyến còn là căn cứ pháp lý để thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, sử dụng thuốc và chuyển tuyến ngƣời bệnh. Ngoài các cơ sở y tế công lập đ đƣợc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật tƣơng đƣơng tuyến huyện, tỉnh thì tất cả các bệnh viện tƣ nhân hiện nay chƣa đƣợc phân hạng. Nguyên nhân do Bộ Y tế chƣa ban hành thông tƣ hƣớng dẫn phân hạng, phân phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với các bệnh viện tƣ nhân. Việc chậm ban hành thông tƣ của Bộ Y tế gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác định mức giá thanh toán và mức hƣởng BHYT cho ngƣời bệnh tại các bệnh viện tƣ nhân. Ví dụ, cùng quy mô

bệnh viện nhƣ nhau nhƣng có địa phƣơng thì áp mức giá tƣơng đƣơng hạng 3 và tạm phân tuyến huyện, có địa phƣơng lại áp mức giá tƣơng đƣơng hạng 2

và tạm phân tuyến tỉnh.

b. Thực trạng thực hiện quy trình đánh giá lựa chọn nhà cung cấp thuốc

Theo thống kê tại BHXH thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua cho thấy rằng chi phí về thuốc luôn chiếm t trọng cao (từ 60 - 70%) trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT. Chính vì vậy, BHXH thành phố Đà Nẵng luôn tập trung nguồn lực để thực hiện tốt công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT. Hình thức đấu thầu thuốc khám chữa bệnh BHYT và quy trình thực hiện đấu thầu đƣợc thành phố Đà Nẵng thực hiện theo đúng Thông tƣ liên lịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. BHXH thành phố Đà Nẵng phối hợp với Sở Y tế thực hiện đấu thầu thành công các hạng mục thuốc trong danh mục thuốc BHYT qua các năm.

Bảng 2.14: Hình thức đấu thầu thuốc tại TP Đà Nẵng qua các năm

Chỉ tiêu Năm

Đấu thầu tập trung

Đấu thầu đại diện Đấu thầu riêng lẽ 2013 1 0 3 2014 1 0 3 2015 1 2 3 2016 1 3 4 2017 2 4 5

(Nguồn: Báo cáo công tác đấu thầu thuốc qua các năm của Sở Y tế)

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng bắt đầu tổ chức đấu thầu thuốc tập trung từ năm 2013 cho 16 cơ sở khám chữa bệnh ngoại trừ các bệnh viện Bộ ngành nhƣ Bệnh viện C, Bệnh viên C14, Bệnh viện 199. Chính vì vậy mà giá thuốc những năm trƣớc 2013 dùng cho ngƣời bệnh chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, ngƣời bệnh và quỹ BHYT phải thanh toán thuốc cùng thành phần, hàm lƣợng nhƣng với nhiều mức giá khác nhau, nhiều loại thuốc có giá cao hơn so với

giá thị trƣờng và ngƣời bệnh không đƣợc dùng thuốc chất lƣợng với đúng giá trị mà ngƣời bệnh bỏ ra. Hiện tƣợng nâng giá, tạo sự tăng giá đột biến giả giữa nhà cung cấp và đơn vị cung ứng để tăng lợi nhuận đ không còn là cá biệt gây tổn thất không nhỏ cho quỹ BHYT và ngƣời bệnh. Từ năm 2015 bắt đầu tổ chức đấu thấu đại diện tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố và các cơ sở y tế khác tiến hành ký hợp đồng theo và vẫn tổ chức đấu thầu riêng lẽ tại các cơ sở y tế đối với các loại thuốc đặc biệt nhƣ thuốc ung thƣ, thuốc y học cổ truyền….Ví dụ nhƣ: Bệnh viên y học cổ truyền thành phố thực hiện đấu thầu thuốc đại diện đối với thuốc y học cổ truyền và áp dụng kết quả đấu thầu cho các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu sử dụng.

Việc tổ chức thực hiện thí điểm đấu thầu tập trung tại Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đ mang lại nhiều hiệu quả nhƣ sau:

- Thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc về chuyên môn, tránh đƣợc tình trạng tiếp thị thuốc;

- Quản lý đƣợc giá thuốc, giá thống nhất trên địa bàn thành phố. Giá thuốc thanh toán BHYT thống nhất giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, thuận lợi cho công tác thanh toán chi phí thuốc BHYT;

- Tiết kiệm đƣợc nhân lực, chi phí, lựa chọn đƣợc nhà cung cấp thuốc có chất lƣợng, giá hợp lý.

- Việc có nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Sở Y tế lựa chọn đƣợc các loại thuốc có chất lƣợng tốt, giá cả cũng hợp lý hơn. Đồng thời chọn lựa đƣợc các nhà cung ứng có uy tín, đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, tránh đƣợc tình trạng cháy hàng;

- Tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh với sự tham gia của số đông đơn vị cung ứng, giúp lựa chọn nhà cung cấp thuốc có chất lƣợng và hợp lý;

Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ vậy thì trong quá trình tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung cũng còn những tồn tại nhƣ sau:

- Khó bao quát đƣợc toàn bộ số lƣợng thuốc và danh mục thuốc của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố do các cơ sở lập kế hoạch số lƣợng thuốc và

danh mục thuốc để đấu thầu chỉ dựa vào kế hoạch của năm trƣớc mà không đánh giá và phân tích theo tình hình bệnh tật tại địa phƣơng nên dẫn đến tình trạng một số loại thuốc thì thừa gây ra l ng phí nhƣng có một số loại thuốc lại thiếu, không đủ cấp cho bệnh nhân.

- Xảy ra tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại các cơ sở y tế trong thời gian đầu trúng thầu do sau khi có kết quả đấu thầu, các nhà thầu mới tăng nhập khẩu và tăng sản xuất. Do đó trong một thời gian ngắn với một số lƣợng lớn trên một địa bàn rộng các nhà thầu gặp khó khăn trong việc cung ứng thuốc ở giai đoạn đầu.

Năm 2013, BHXH thành phố Đà Nẵng đ tham gia vào quá trình đấu thầu thuốc là thành viên trong hội đồng thẩm định hồ sơ dự thầu. Từ năm 2014 trở đi BHXH thành phố Đà Nẵng đ tham gia vào toàn bộ quá trình đấu thầu thuốc gồm bốn giai đoạn: Thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định hồ sơ dự thầu, xét thầu, thẩm định kết quả đấu thầu. Tăng cƣờng vai trò của cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện đấu thầu thuốc, với tƣ cách đại diện cho số đông ngƣời sử dụng thuốc (ngƣời bệnh BHYT) nhằm thực hiện giám sát việc lựa chọn thuốc với chất lƣợng và giá cả hợp lý đƣợc cung ứng bởi nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực. Để tăng cƣờng hoàn thành tốt công tác đấu thầu thuốc BHXH thành phố Đà Nẵng đ ra Quyết định số 206/QĐ-BHXH về việc thành lập Tổ tham gia đấu thầu mua thuốc để tham gia vào hội đồng đấu thầu thuốc của thành phố, gồm 4 tổ: Tổ thẩm định kế hoạch đấu thầu, tổ xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ xét thầu, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu để tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, cung cấp thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn. Mỗi thành viên trong hội đồng đấu thầu thuốc đều là các y bác sỹ, các chuyên gia có trình độ về kinh tế, tài chính, luật để góp phần chọn ra đƣợc các nhà thầu có đủ năng lực cung ứng thuốc chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý để phục vụ cho ngƣời bệnh.

Quy trình đấu thầu thuốc cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện theo Thông tƣ liên tịch số

01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc Hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.

Các bước của quy trình đấu thầu:

- Chuẩn bị đấu thầu: Thông báo mời thầu, lập hồ sơ mời thầu

- Tổ chức đấu thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, lập tổ chuyên gia xét thầu, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá

- Đánh giá hồ sơ dự thầu: hội đồng đấu thầu sẽ xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu, nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tƣ cách xem xét tiếp. Các nội dung chính sau thƣờng đƣợc xem xét: Giấy đăng ký kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, biểu giá chào, biểu giá phân tích một số đơn giá chính…

- Xét duyệt trúng thầu: Tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn các hồ sơ đạt yêu cầu để tiếp tục đánh giá về tài chính để xác định đánh giá, nhà thầu nào có đánh giá thấp nhất sẽ đƣợc đề xuất là đơn vị trúng thầu, thời gian xét duyệt lựa chọn nhà thầu trong vòng 45 ngày kể từ ngày mở thầu

Hình 2.3. Quy trình đấu thầu thuốc

- Trình duyệt và thẩm định kết quả: hội đồng thẩm định kết quả đấu thầu có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và lập báo cáo kết quả thẩm định lựa chọn nhà thầu theo quy định trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ các tài liệu có liên quan

- Phê duyệt kết quả đấu thầu: Thủ trƣởng đơn vị mời thầu có trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình duyệt kết quả thẩm định lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định

- Thông báo kết quả trúng thầu

- Thƣơng thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng.

Trong quá trình cung ứng thuốc hiện tƣợng bỏ thầu cung ứng thuốc vẫn còn xảy ra nhƣng không nhiều do nhà thầu đƣợc ràng buộc nhiều hơn với quá trình tổ chức đấu thầu, đặc biệt khi giá thuốc trên thị trƣờng biến động lớn nên khi ký kết hợp đồng, hội đồng đấu thầu thuốc thành phố Đà Nẵng đ có những ràng buộc chặt chẽ với nhà thầu, quy định việc thoả thuận xử lý khi giá thuốc biến động trên 10% đem lại việc cung ứng thuốc ổn định, kịp thời của các nhà cung ứng thuốc.

Để thực hiện tốt công tác đấu thầu BHXH thành phố Đà Nẵng đ xây dựng phần mềm xét thầu thuốc, đƣợc bổ sung nâng cấp nhiều lần đáp ứng tốt công tác đấu thầu thuốc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ứng dụng phần mềm xét thầu thuốc với các bƣớc tiến hành đơn giản dễ thực hiện đ hỗ trợ tốt trong công tác xét thầu thuốc. Thông qua phần mềm xét thầu thuốc đ tăng hiệu quả công việc và tạo điều kiện thuận lợi trong các mặt:

+ Báo cáo chính xác, nhanh chóng kết quả các nhà thầu đạt tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật, danh mục thuốc thuộc các gói thầu đạt tiêu chuẩn về giá tối ƣu nhất và các nhà thầu không đạt tiêu chuẩn hay Danh mục thuốc không đạt tiêu chuẩn về giá;

kiếm giá kê khai của Nhà thầu trên trang Web Cục quản lý dƣợc khi xét giá thuốc;

+ Khắc phục những lỗi sai trong quá trình thực hiện kịp thời và báo cáo kết quả nhanh chóng đối với trƣờng hợp sai sót, sửa lỗi so với việc xét thầu bằng phƣơng pháp thủ công;

+ Báo cáo kết quả xét thầu chính xác, chọn ra những mặt hàng thuốc của các nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc trúng thầu một cách công bằng, đúng quy định;

+ Tạo điều kiện cho tổ thẩm định kết quả đấu thầu có dữ liệu để kiểm tra việc xét thầu theo quy định đƣợc thuận tiện.

Tóm lại, phần mềm xét thầu này đáp ứng tốt các quy định của Bộ Y tế trong công tác đấu thầu thuốc, đồng thời giúp ngƣời thực hiện đỡ tốn công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 60 - 81)