Hoàn thiện các quy trình thực hiện dịch vụ BHYT theo hƣớng tăng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 98 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

3.2.4. Hoàn thiện các quy trình thực hiện dịch vụ BHYT theo hƣớng tăng

tăng cƣờng chất lƣợng

- Để tạo sự tin cậy với đối tƣợng tham gia BHYT, với tƣ cách là chủ thể đứng ra cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho đối tƣợng tham gia BHYT, BHXH thành phố Đà Nẵng phải đảm bảo dịch vụ mình cung cấp đảm bảo về

chất lƣợng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Vì vậy, việc lựa chọn các cơ sở y tế đủ điều kiện để cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh là rất quan trọng, để lựa chọn cơ sở y tế tốt thì phòng giám định BHXH thành phố trƣớc khi thực hiện soạn thảo hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với từng cơ sở y tế phải có sự kiểm tra, thẩm định kỹ từng cơ sở y tế và phải xem xét những tồn tại của năm trƣớc của các cơ sở y tế để đƣa vào yêu cầu cụ thể trong hợp đồng năm sau để các cơ sở y tế cải thiện những tồn tại đó.

- Để kịp thời giải đáp những vƣớng mắc giữa đối tƣợng khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT và cơ sở y tế trong quá trình điều trị và thanh toán nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời bệnh thì BHXH thành phố Đà Nẵng cần thiết phải bố trí ít nhất một giám định viên thƣờng trực là bác sỹ có chuyên môn tại các cơ sở y tế. Đồng thời cũng là để theo dõi và nắm bắt tình hình chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế để BHXH thành phố có những can thiệp kịp thời đối với các cơ sở y tế thực hiện không đúng quy định nhằm đảm bảo các cơ sở y tế luôn thực hiện theo các tiêu chuẩn đ đƣợc ký kết.

- Để đảm bảo đủ số lƣợng thuốc va danh mục thuốc cấp phát cho ngƣời bệnh thì khi các cơ sở y tế thực hiện lập kế hoạch sử dụng thuốc hàng năm không phải chỉ dựa vào số lƣợng thuốc sử dụng của năm trƣớc mà các cơ sở y tế cần phải thực hiện đánh giá và phân tích tình hình thực tế bệnh tật tại địa phƣơng để xác định tổng số lƣợng thuốc và danh mục thuốc cần dùng không để đối tƣợng phải trả tiền tự mua thuốc bên ngoài.

- Trên thực tế, hiện nay rất nhiều ngƣời dân có thẻ BHYT nhƣng không đi khám đúng tuyến mà tự nguyện vƣợt tuyến mặc dù biết rằng thậm chí khám chữa bệnh ngoại trú không đƣợc BHYT thanh toán dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Nguyên nhân là do nhiều ngƣời còn có tâm lý lo ngại các bệnh viện tuyến dƣới chất lƣợng khám chữa bệnh không bằng các bệnh viện tuyến trên, cơ sở vật chất không hiện đại bằng, năng lực của nhân viên y tế không giỏi bằng. Chính vì vậy, để khuyến khích ngƣời dân

khám chữa bệnh đúng tuyến ban đầu tại các trạm y tế x phƣờng trên địa bàn thì Sở Y tế cần tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, năng lực chuyên môn của các nhân viên y tế ở các cơ sở ở tuyến cơ sở, xây dựng các trạm y tế x phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo chuẩn của Bộ Y tế, trang bị đầy đủ các thiết bị y tế theo danh mục hợp lý và cơ cấu bác sỹ, nhân viên y tế có năng lực. Tập trung đầu tƣ trang thiết bị thiết yếu cho y tế xã, nâng cấp một số trang thiết bị hiện đại (siêu âm, điện tim, xét nghiệm huyết học, sinh hóa… ) để các trạm y tế x phƣờng đảm bảo đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán và xử lý các cấp cứu ban đầu cho ngƣời bệnh.

- Để đảm bảo chất lƣợng khám chữa bệnh thì Sở Y tế cần chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai nghiêm túc các chỉ thị của Bộ trƣởng Bộ Y tế về cải tiến chất lƣợng khám chữa bệnh, cần tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 29/3/2016 về việc tăng cƣờng bảo đảm chất lƣợng khi thực hiện điều chỉnh, thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Trong đó cần nhấn mạnh các giải pháp: cải tiến quy trình khám bệnh, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí, BHYT; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông dữ liệu giám định và thanh toán BHYT, cam kết không để ngƣời bệnh nằm ghép giƣờng, cần tập trung bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, vật tƣ trang thiết bị để đáp ứng với nhu cầu điều trị cho đối tƣợng tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm chất lƣợng khám chữa bệnh, tƣ vấn và khám bệnh hết các đối tƣợng đến trong ngày; Tạo không gian thoải mái, bố trí đủ nghế ngồi, hợp vệ sinh cho cho đối tƣợng trong khi chờ đến lƣợt khám bệnh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, khám bệnh, quản lý ngƣời bệnh nằm viện, quản lý hồ sơ bệnh án và trong khâu thanh toán nhằm giảm thời gian chờ đợi đồng thời thanh toán chính xác các chi phí mà đối tƣợng đƣợc hƣởng. Trong thời gian tới, các bệnh viện cần đầu tƣ công nghệ thông tin, hoàn toàn có thể tiến tới khám chữa bệnh, hội chẩn qua điện

thoại hay trực tuyến giữa các bệnh viện với nhau; Triển khai có hiệu quả Đề án giảm tải bệnh viện, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án bác sỹ gia đình, đầu tƣ tăng cƣờng năng lực hệ thống y tế cơ sở...

- Trong thời gian qua vẫn còn để xảy ra tình trạng phản ảnh, khiếu nại về thái độ của nhân viên y tế khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân, vì vậy, Sở Y tế cần chấn chỉnh, yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm Quyết định 2151/QĐ-BYT ngày 4/6/2015 của Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hƣớng tới sự hài lòng của ngƣời bệnh”, thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới phong cách, thái độ phục vụ gắn với cải cách bảo đảm quyền lợi về khám chữa bệnh của ngƣời tham gia BHYT. Sở Y tế và các cơ sở y tế thƣờng xuyên tập huấn về đạo đức nghể nghiệp, ứng xử của nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ. Nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo chất lƣợng chuyên môn trong khám chữa bệnh, tăng cƣờng thực hiện Quy tắc ứng xử của ngành y tế, cần nhận thức đƣợc mỗi đối tƣợng khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế nhƣ là một khách hàng quý báu do vậy cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: phục vụ chu đáo tùy theo nhu cầu và tính cách từng cá nhân, thân thiện và cảm thông, các ý kiến đóng góp của đối tƣợng phải đƣợc xem xét, giải quyết thỏa đáng.

- Trong thời gian qua sự phối hợp giữa nhân viên y tế tại các cơ sở y tế và CCVCLĐ ngành BHXH còn chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng, gây trở ngại đối với ngƣời tham gia BHYT khi thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Để đảm bảo phục vụ ngƣời tham gia BHYT ngày một tốt hơn BHXH thành phố cần xây dựng quy trình giải quyết công việc, quy định cụ thể trách nhiệm và thời gian giải quyết công việc của nhân viên y tế và CCVCLĐ ngành BHXH bảo đảm các hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh của ngƣời bệnh đƣợc giải quyết đúng trình tự, đúng thời gian theo các thủ tục đ ban hành. Bên cạnh đó, viên chức BHXH cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở khám

chữa bệnh để tạo sự đồng thuận trong xử lý công việc, CCVCLĐ BHXH thành phố cũng cần phải tăng cƣờng nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu các chế độ chính sách, pháp luật về BHYT để hƣớng dẫn đối tƣợng tham gia BHYT. Mỗi công chức cần phải có trách nhiệm với công việc nhƣ: tận tâm với công việc, hoàn thành tốt, hiệu quả công việc do đơn vị phân công; có thái độ lễ phép, hòa nhã, biết lắng nghe ý kiến góp ý của khách hàng và nhân dân; không gây phiền hà, sách nhiễu, giải thích kịp thời những yêu cầu của công việc cho đối tƣợng rõ ràng, thuận tiện; Giải quyết công việc công tâm, hƣớng dẫn cho đối tƣợng chấp hành đúng theo Luật BHYT. Bên cạnh đó mỗi công chức cần thƣờng xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)