Sau Chiến tranh lạnh, chính trị quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc, trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho một trật tự đa cực, sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng diễn ra ngày càng gay gắt với ưu thế rõ rệt của khuynh hướng “đa cực”, “đa phương” [73, tr.10]. Thế giới trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh có những đặc điểm mới như sau:
Thứ nhất, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển trở thành một trong
những xu thế chủ đạo của thế giới.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ có bước phát triển
nhảy vọt, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị và quan hệ quốc tế.
Thứ ba, nhân loại đứng trước nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống và
những vấn đề mang tính tồn cầu mà khơng một quốc gia nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương.
Thứ tư, tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ lơi cuốn nhiều nước tham gia. Thứ năm, khủng hoảng tài chính tồn cầu và những hệ luỵ của nó đã
gây ra rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế thế giới.
Như vậy, cục diện và tình hình thế giới đã và đang tác động tích cực và tiêu cực đến cơng cuộc bảo vệ và củng cố ĐLDT của nhân dân các bộ tộc Lào.
* Tác động tích cực
Thứ nhất, xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển chiếm ưu thế trong
quan hệ quốc tế đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc bảo vệ và củng cố ĐLDT của các nước đang phát triển nói chung và CHDCND Lào nói riêng. Trong tình hình mới, Lào ít nhiều tránh được sự lôi kéo, tranh giành ảnh hưởng từ các nước lớn. Vì vậy, Lào có thể độc lập hơn trong việc đề ra chính sách phát triển quốc gia dân tộc, đồng thời chủ động tìm kiếm sự hợp tác vì mục tiêu hịa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ chung của nhân loại.
Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ có bước phát triển
nhảy vọt, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị và quan hệ quốc tế. Biểu hiện mới của cách mạng khoa học - công nghệ là sự phát triển của kinh tế tri thức, mà thông qua kinh tế tri thức, Lào có thể đi tắt, đón đầu những cơng nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nếu Lào có chính sách phù hợp và chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực thì đây là cơ hội vàng, tạo ra bước đột phá ngoạn mục nhằm nâng cao trình độ phát triển khoa học - cơng nghệ so với các nước công nghiệp tiên tiến.
Thứ ba, tồn cầu hóa tạo cơ hội cho Lào theo kịp các nước trong khu vực.
Tồn cầu hố thúc đẩy sự phát triển và xã hội hố lực lượng sản xuất trên tồn thế giới, tạo điều kiện tăng nhanh việc truyền bá và chuyển giao khoa học
- công nghệ trên thế giới. Nếu tiếp thu được trình độ quản lý và kỹ thuật tiên tiến, Lào có thể chuyển nhanh nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại. Tồn cầu hố một mặt gây sức ép mạnh mẽ và gay gắt về cạnh tranh, đòi hỏi Lào phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung, mỗi doanh nghiệp nói riêng. Mặt khác, tồn cầu hố mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho Lào trong tiến trình hội nhập. Đồng thời, tồn cầu hố tạo ra khả năng phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực cần thiết, quan trọng cho Lào từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn vốn tri thức, kinh nghiệm, cả về chiến lược dài hạn và tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia lẫn tầm vi mô của từng doanh nghiệp và từng đơn vị.
Về đồn kết quốc tế, q trình tồn cầu hóa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xích lại gần nhau, đồn kết giữa CHDCND Lào và các nước đang phát triển khác. Tồn cầu hố góp phần nâng cao vai trị của Lào trong hệ thống quốc tế từ đó góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ, củng cố ĐLDT. Các nhân tố thông tin, vốn, công nghệ, tri thức, v.v. tạo nên sự ràng buộc liên kết lẫn nhau bao nhiêu thì cũng tạo nên những vũ khí đấu tranh có hiệu quả hơn cho Lào.
* Tác động tiêu cực
Thứ nhất, nếu trật tự thế giới hai cực mất đi đã làm giảm các cuộc xung
đột bắt nguồn từ sự đối đầu Xơ - Mỹ trước đó thì nó cũng làm mất đi giới hạn kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay gắt thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Mơi trường an ninh tồn cầu sau Chiến tranh lạnh trở nên không ổn định, nội chiến, xung đột mới xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Lào nói riêng, “sự khơng ổn định của an ninh quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền ĐLDT” [103, tr.12]. Các cuộc chiến tranh cục bộ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, bạo loạn lật đổ diễn ra trên thế giới, v.v., tác động trực tiếp đến vấn đề người H’Mơng trong chính sách hịa hợp dân tộc của Lào.
Thứ hai, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia
tăng khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Lào. Do vậy, nếu khơng có đối sách hữu hiệu, Lào sẽ khơng chỉ bị tụt hậu xa về mức sống mà cả về trình độ phát triển. Một lĩnh vực khác gây khơng ít khó khăn cho Lào là kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính cịn nhiều yếu kém. Cho nên, để bắt nhịp được bước tiến của cách mạng khoa học - công nghệ, Lào cần phải đầu tư rất lớn vào lĩnh vực then chốt này, trong khi nguồn vốn huy động trong nước hạn chế, khả năng thu hút vốn nước ngồi khơng dễ dàng.
Thứ ba, mặt trái của tồn cầu hố tạo ra những thách thức nghiêm trọng
đối với Lào như sau:
Về an ninh, chính trị - xã hội: Với sự gia tăng cả về chiều rộng lẫn bề sâu
của tồn cầu hóa, quyền năng của quốc gia Lào đứng trước những thách thức mới, khi nhiều quyền lực của nhà nước độc lập bị xói mịn và chuyển vào tay các thực thể khác. Ngày càng có nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm sốt của nhà nước như: môi trường sinh thái, luồng di chuyển vốn, luồng thông tin, đặc biệt là thông tin điện tử, v.v.. Về mặt xã hội, tồn cầu hóa tất yếu dẫn đến sự đổ vỡ hoặc mất đi của nhiều ngành sản xuất, sự phá sản của các
xí nghiệp yếu kém, mà hệ quả là người lao động Lào đứng trước nguy cơ mất việc làm; từ khơng có việc làm sẽ dễ nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội tiêu cực khác, chẳng hạn như mại dâm, buôn bán, sử dụng ma túy, nạn khủng bố, căn bệnh thế kỷ AIDS, v.v..
Đối với ĐLDT của Lào: Tham gia tồn cầu hóa, chính phủ khơng cịn
quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế, mà Lào thì lại q phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngồi. Trong khi đó tồn cầu hóa kinh tế đang lấy mậu dịch thế giới làm điều kiện, coi thị trường thế giới là cơ sở, tiền tệ quốc tế là hạt nhân. Trong bối cảnh đó, an ninh kinh tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Lào khơng được đảm bảo trước xu thế tồn cầu hóa. Tồn cầu hóa nới rộng thị trường tài chính của các quốc gia, giúp cho dịng vốn dễ dàng lưu thơng hơn trên bình diện thế giới. Tuy nhiên, cũng chính vì thế nền tài chính của nhiều nước lại dễ bị những kẻ đầu cơ quốc tế hoặc các thế lực khác lũng đoạn.
Về văn hóa và bản sắc dân tộc: Tồn cầu hóa đã và đang tác động mạnh
vào lĩnh vực văn hóa tư tưởng, làm xói mịn bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế, Lào chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường khiến cho đạo đức xã hội đứng trước nguy cơ bị suy đồi, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ chạy theo đồng tiền được kích thích, các sản phẩm văn hóa độc hại ngày càng có cơ hội phát triển, v.v., làm biến đổi bản chất con người và bản chất xã hội. Bài tốn đặt ra với nhân dân Lào là nếu khơng biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại trên cơ sở bảo vệ và phát huy truyền thống nhân dân các bộ tộc Lào thì trong hội nhập với khu vực và thế giới, Lào có thể bị hịa tan.