Trên lĩnh vực ngoại giao

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 90 - 94)

Xuất phát từ bối cảnh lịch sử, địa lý đặc thù của dân tộc, nên ngay từ xa xưa, tổ tiên người Lào đã triển khai mối quan hệ giao bang khá đặc biệt với các thực thể lân bang. Nước Lào là một nước nhỏ lại nằm ở vị trí địa lý khá nhạy cảm, nên muốn non sơng thanh bình, dân cư an lạc thì phải xử lý quan hệ đúng đắn và phù hợp với lân bang. Chính vì thế, trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Lào đã gây dựng, hun đúc và truyền lại cho con cháu đời sau những di sản tinh thần quý báu mang đậm bản sắc dân tộc và bản lĩnh của người Lào, trong đó ngoại giao Lào là một di sản có cội nguồn truyền thống lâu đời của cha ông. Những tư tưởng ngoại giao quan trọng trong di sản đó đang được Đảng NDCM Lào kế thừa, phát triển và vận dụng vào việc hoạch định đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng NDCM Lào. Đó là: giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia; hịa bình, hịa hiếu, hữu nghị và khoan dung; tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển đất nước. Bằng tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động ngoại giao, Đảng NDCM Lào nhấn mạnh chủ trương phải hoạch định phương hướng mới trong quan hệ đối ngoại nhằm

làm cho đất nước Lào vươn lên, tạo cho nhân dân Lào có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiến tới ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia. Trong bài chỉ đạo mang tính chiến lược có tiêu đề “Chuyển xuống

nông thôn và mở rộng quan hệ với nước ngồi” (năm 1989), Tổng Bí thư

Cayxỏn Phơnvihản đã đưa tư duy mới vận dụng vào công tác ngoại giao. Người viết:

Trong tình hình mới, phương châm trong hoạt động ngoại giao của Lào là tạo quan hệ về mặt chính trị, lấy hoạt động ngoại giao hòa nhập vào quan hệ kinh tế với nước ngồi, rà sốt mới về mặt kinh tế - xã hội của nước Lào, coi đó là nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào, tạo nên cơ sở vững bền và lâu dài cho quan hệ hữu nghị giữa Lào với các nước có liên quan [37, tr.85].

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hoạch định được một đường lối ngoại giao đúng đắn, Đại hội IV của Đảng NDCM Lào được coi là Đại hội khởi xướng việc đổi mới tư duy hoạt động ngoại giao và được cụ thể hóa trong các Nghị quyết Trung ương Đảng sau đó. Đại hội IV mở ra một trang mới cho nền ngoại giao Lào hiện đại và đặt cơ sở vững chắc cho bước đột phá trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Lào ở những chặng đường tiếp theo.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư Cayxỏn Phơnvihản và Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào đã có quyết tâm cao trong đổi mới cơ chế quản lý, điều chỉnh hệ thống tư pháp chung (kể cả Hiến pháp), đáp ứng nhu cầu mở rộng hợp tác và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Đồng thời, Tổng Bí thư Cayxỏn Phơnvihản đã sang thăm CHXHCN Việt Nam, CHDCND Trung Hoa, CHDC Triều Tiên, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, v.v., để quảng bá đường lối đổi mới và tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Tổng Bí thư Cayxỏn Phơnvihản cịn đón tiếp các chun gia ngân hàng, tài chính, tư pháp, v.v. của nước ngồi đến

Lào để trao đổi ý kiến, nhằm vận dụng kinh nghiệm của thế giới vào hoàn cảnh thực tiễn của Lào, làm cho sự nghiệp đổi mới của Lào được tiến hành tốt hơn, chính trị - xã hội bền vững, an ninh - quốc phòng ổn định.

Đại hội V và Đại hội VI của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định đường lối ngoại giao hịa bình, ĐLDT, hữu nghị và hợp tác với các nước khơng phân biệt chế độ chính trị, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

Khi tình hình quốc tế và trong nước có những thay đổi mới, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã kịp thời bổ sung, phát triển đường lối, chính sách ngoại giao sâu sắc và toàn diện hơn thể hiện trong văn kiện Đại hội VII (3- 2001): “Thực hiện chính sách đa dạng hóa mơ hình; mở rộng từng bước phù hợp theo điều kiện, khả năng thực tế, kết hợp hài hịa giữa quan hệ chính trị - quan hệ ngoại giao - quan hệ hợp tác về kinh tế quốc tế” [28, tr.50].

Tích cực chủ động tham gia vào q trình tồn cầu hóa, trong đó đặc biệt coi trọng quan hệ láng giềng và hợp tác khu vực ASEAN, đây chính là quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào được thể hiện trong văn kiện Đại hội VIII (3-2006): “Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế… tích cực tham gia hoạt động trong phạm vi ASEAN, phạm vi hợp tác khu vực, cùng với phạn vi hợp tác hai bên và nhiều bên; mở rộng hợp tác với các nước bạn bè, các cơ quan của Liên hiệp quốc; chú ý thực hiện các hiệp ước quốc tế” [29, tr.44].

Trong Đại hội IX (3-2011), Đảng và Nhà nước Lào nhấn mạnh quan điểm: “Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế với khu vực, quốc tế; đặc biệt tập trung hợp tác trong phạm vi ASEAN, hợp tác trong khu vực sông Cửu Long (GMS). Tiếp tục chuẩn bị gia nhập tổ chức Thương mại thế giới và chuẩn bị sẵn sàng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ASEM năm 2012” [30, tr.27]. Từ những mục tiêu về ngoại giao được xác định trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào, có thể tổng kết thực tiễn hoạt động đối ngoại của Lào giai đoạn 1991-2011 cụ thể như sau:

Với Việt Nam, Lào luôn xác định mối quan hệ giữa hai nước là quan hệ

truyền thống lâu đời, hữu nghị đặc biệt và hợp tác tồn diện. Đảng và Chính phủ Lào coi đây là mối quan hệ quốc tế đặc biệt có một khơng hai trên thế giới, mang tính chiến lược, trong sáng, thủy chung và hiếm có trong lịch sử bang giao giữa các quốc gia. Vì vậy, cùng với Việt Nam, Lào khẳng định quyết tâm không ngừng tăng cường bảo vệ và vun đắp cho mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nhằm đáp ứng lợi ích thiết thân của hai nước trên mọi lĩnh vực.

Với Trung Quốc, Lào rất coi trọng mối quan hệ này, vì đây là nước láng

giềng “khổng lồ” và là đối tác hàng đầu trong viện trợ kinh tế, đầu tư và buôn bán với Lào. Lào cho rằng, thông qua mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau với Trung Quốc, Lào có thể cải thiện, nâng cao thế và lực của quốc gia dân tộc mình tại khu vực Đơng Nam Á.

Với Thái Lan, Lào có mối quan hệ láng giềng lâu đời từ những nét

tương đồng về văn hóa - lịch sử. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì cả hai đều là “cửa ngõ” của nhau trong mọi hoạt động liên kết và giao lưu.

Với Campuchia và Myanma, mặc dù quy mô giao thương và đầu tư của

Lào với hai nước này không lớn như với ba đối tác trên nhưng với hàng trăm cây số đường biên tiếp giáp với Campuchia và Myanma ở những khu vực nhạy cảm: “vùng tam giác vàng” (với Myanma) và khu tam giác phát triển (với Campuchia), không cho phép Lào coi nhẹ mối quan hệ với hai nước này bởi các tác động tương hỗ từ nhiều phía.

Với các nước cịn lại trong khu vực ASEAN và các nước bên ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, EU…, Lào luôn

bày tỏ nguyện vọng mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác trên cơ sở đơi bên cùng có lợi. Trên thực tế, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đã và đang có nhiều dự án viện trợ và hợp tác đầu tư tại Lào, mang lại lợi ích

cho cả đôi bên; đồng thời các nước này cũng khơng ngừng nâng cao ảnh hưởng chính trị và kinh tế của họ tại Lào.

Với các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế và các thể chế hợp tác đa phương như Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á, ASEAN+1, ASEAN+3, v.v., Lào đều có mối

quan hệ hợp tác tốt đẹp và tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức này trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường.

Bản chất nền ngoại giao Lào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh là nền ngoại giao hịa bình và tiến bộ. Điều đó bắt nguồn từ bản chất, mục tiêu, lý tưởng của Đảng NDCM Lào và chế độ xã hội của Lào. Kiên định mục tiêu, lý tưởng XHCN trước mọi biến động to lớn của thời cuộc, đường lối, chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Lào khẳng định sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp cơng nhân, đứng về phía nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả của lồi người là cơng bằng, hịa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Nền ngoại giao Lào trong thời kỳ mới còn thể hiện bản chất hữu nghị, thân thiện. Bản chất ấy thể hiện ở phương châm đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với tinh thần sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w