Trên lĩnh vực quốc phòng an ninh

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 94 - 97)

Cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, lĩnh vực quốc phòng - an ninh là lĩnh vực quan trọng mà Đảng, Nhà nước, nhân dân các bộ tộc Lào luôn chăm lo, xây dựng và củng cố. Vì vậy, tiềm lực và thế trận QPTD, gắn với thế trận an ninh nhân dân, cơng tác quốc phịng ngày càng được tăng cường. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân tiếp tục được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thật sự xứng đáng là lực lượng nịng cốt trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào XHCN.

Theo quan điểm của Đảng NDCM Lào, nền quốc phòng của Lào là một nền QPTD mà “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” đã nỗ lực xây dựng; là một nền quốc phịng mang tính chất “của dân, do dân, vì dân”, phát triển theo hướng “tồn diện, độc lập, tự chủ và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhằm giữ hịa bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi loại hình xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào” [16, tr.6].

Từ nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của quốc phịng - an ninh, Đảng NDCM Lào đưa ra mục tiêu xây dựng quốc phòng - an ninh chú trọng chất lượng, xây dựng quân đội chủ lực và quân đội địa phương:

Bảo vệ quốc phịng - an ninh để có chất lượng mới theo hướng tăng cường năng lực lãnh đạo trực tiếp của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp cả nước do có sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế. Xây dựng lực lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh phải nắm chắc theo hướng chất lượng là chính, bên cạnh xây dựng lực lượng quân đội chủ lực mạnh mẽ toàn diện, tiếp tục xây dựng lực lượng quân đội địa phương [24, tr.38].

Để khích lệ quân nhân yên tâm phục vụ trong quân đội, Đảng NDCM Lào đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các quân nhân và người nhà của các quân nhân, để họ yên tâm giữ vững tay súng bảo vệ Tổ quốc: “Thực hiện chính sách ưu đãi với đội ngũ cán bộ chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa và gia đình của họ” [25, tr.50].

Phát huy vai trị lãnh đạo của Đảng trong hoạch định đường lối cũng như công tác chỉ đạo đối với các lực lượng vũ trang; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường bảo vệ quốc phòng, an ninh. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền để các chiến sỹ thấm nhuần chủ trương của Đảng; từ đó, nguyện trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH ở Lào:

Tăng cường sự lãnh đạo dứt khốt, trực tiếp và tồn diện của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phát huy bản chất và truyền thống anh hùng của lực lượng vũ trang. Kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với sự tăng cường việc bảo vệ quốc phòng - an ninh và củng cố pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ quốc phòng phù hợp với điều kiện mới. Xây dựng lực lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh thành lực lượng vững chắc, chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực của lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ nội bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống ma túy và bảo vệ kinh tế. Tăng cường việc giáo dục tuyên truyền tư tưởng chính trị để làm cho cán bộ chiến sĩ có lý tưởng cao cả, trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân [28, tr.48-49].

Chuẩn bị cho việc ra đời Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột vào năm 2015, Đảng NDCM Lào khẳng định phải tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước:

Tiếp tục tăng cường sự quan hệ hợp tác về lực lượng bảo vệ quốc phòng - an ninh với các nước anh em XHCN và bạn bè; củng cố các cơ chế và quy chế về thanh tra, kiểm tra xuất - nhập cảnh, quản lý dân cư phù hợp với tình trạng mới, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và thuận lợi trong đời sống của nhân dân cũng như người nước ngoài. Củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật vật chất, bổ sung phương tiện, vũ trang hiện đại, bảo vệ chủ quyền của đất nước ổn định [30, tr.89].

Thực hiện đường lối của Đảng NDCM Lào, các đơn vị bộ đội đã căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế và nhiệm vụ của từng đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ quốc phịng - an ninh trên tồn tuyến biên giới một cách hiệu quả. Nhà nước Lào đã thực hiện sự phân công địa bàn hoạt động trên các tuyến biên giới rất rõ ràng cho các đơn vị quân đội: khu vực 1 - tuyến biên giới phía Tây (Lào - Thái Lan) gồm có 7 huyện đội, 5 tiểu đồn và một số đại đội độc lập của bộ đội địa phương; khu vực 2 - tuyến biên giới phía Nam (Lào -

Campuchia) gồm có 3 huyện đội, 2 tiểu đồn, 1 trường quân sự địa phương; khu vực 3 hoạt động trên các địa bàn bảo vệ các tuyến đường - cầu 13 Nam Lào và những mục tiêu chiến lược quan trọng trong các thành thị và khu vực đồng bằng; khu vực 4 là các địa bàn miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; khu vực 5 gồm có 3 huyện đội và một số đại đội độc lập hoạt động theo tuyến biên giới phía Đơng (Lào - Việt Nam). Từ năm 1995 đến 2003, Lào và Việt Nam đã phối hợp xây dựng bộ bản đồ kỹ thuật số đường biên giới quốc gia Lào - Việt tỷ lệ 1/50.000 phục vụ công tác quản lý biên giới. Ngày 15 và ngày 16-3-2007, tại Thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra cuộc trao đổi về đường biên giới Lào - Việt Nam từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia dài trên 2000 km, giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới - Bộ Ngoại giao Vũ Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Phongsavath. Hai bên cũng trao đổi về dự thảo Hiệp ước sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới Lào - Việt Nam và các vấn đề về quản lý biên giới.

Hàng năm, Bộ An ninh, Bộ Quốc phịng của Lào cùng Bộ Cơng an, Bộ Quốc phòng Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp chiến đấu chống bọn phản động, gián điệp, bảo vệ an ninh nội bộ. Đặc biệt, Việt Nam giúp Lào đào tạo nhiều cán bộ quân sự, an ninh, đáp ứng yêu cầu của cơng tác quốc phịng - an ninh.

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w