Về dân cư, khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, đây là
nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm. Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng - Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào [204]. Các bộ lạc vùng cao với một di sản ngôn ngữ sắc tộc hỗn hợp ở phía bắc của Lào. Một cách tổng quát, tộc người này được biết đến như là người Lào Sủng hay người Lào vùng cao. Còn các vùng núi ở trung tâm và miền Nam là nơi sinh sống của các bộ lạc thuộc sắc tộc Môn - Khmer, được biết đến như là người Lào Thơng. Có một ít người là gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, nhưng
nhiều người đã rời khỏi đây sau khi Lào giành độc lập cuối thập niên 40 của thế kỷ XX và sau năm 1975. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đa số người H’Mơng tham gia kháng chiến, đóng góp cơng sức cho cách mạng Lào; bên cạnh đó, cũng có một bộ phận khơng nhỏ làm tay sai cho giặc, được xây dựng thành “lực lượng đặc biệt” do tướng Vàng Pao chỉ huy. Trên thực tế, đây là lực lượng “xung kích” của Mỹ tại chiến trường Bắc Lào trong “Chiến tranh đặc biệt” ở Đông Dương, cũng là lực lượng nuôi dưỡng mưu đồ lập “Vương quốc H’Mơng tự trị”.
Về ngơn ngữ, ngơn ngữ chính thức của Lào thuộc nhóm ngơn ngữ Tai.
Tiếng Tai là một bộ phận của họ ngôn ngữ trải dài từ Assam Ấn Độ đến tỉnh Vân Nam (miền Nam Trung Quốc). Đáng chú ý là kể cả những bộ tộc thiểu số ở Lào cũng có ngơn ngữ và thổ ngữ riêng. Tiếng Lào chuẩn được sử dụng ở vùng Viêng Chăn trở thành quốc ngữ. Tiếng Lào ngày nay rất khác tiếng Lào trước cách mạng, nhất là ở Viêng Chăn, khi nhiều lối nói lễ nghi và trang trọng đã biến mất trong một xã hội ít phân biệt giai cấp hơn.
Về tín ngưỡng tơn giáo, hiện nay ở Lào Phật giáo được coi là quốc
giáo, tuy nhiên bên cạnh đó, cịn có các loại tín ngưỡng khác. Tín ngưỡng thờ cúng thần linh là một loại tín ngưỡng cổ ở Lào. Mặc dù tơn trọng đạo Phật nhưng người Lào vẫn chú trọng thờ cúng các vị thần liên quan đến cuộc sống, đến sản xuất. Tín ngưỡng thờ phỉ (ma) được người Lào quan niệm là người chết cũng có linh hồn, linh hồn người chết nhập vào một vật thể nào đó có uy lực thì trở thành vật linh thiêng. Tín ngưỡng Bàlamơn từng xâm nhập vào Lào, nhưng hiện nay đã mờ nhạt dần và nhường chỗ cho đạo Phật. Đặc điểm tơn giáo nói trên đã ảnh hưởng đến tác phong, lối sống của người Lào từ khi bắt đầu hình thành đất nước cho đến nay. Vì vậy, xã hội Lào tương đối bình n, mọi người ít bon chen và thích cuộc sống với nhịp độ chậm rãi.
Nhìn chung, với đặc điểm văn hóa - xã hội như vậy, nhân dân các bộ tộc Lào lại có cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, nên từ xa xưa đã
hình thành nên tính cách con người Lào - chất phác, mộc mạc, giản dị và chân thành; gắn liền với đó là một nền văn hóa đa dạng các loại hình nghệ thuật từ ăn, mặc ở, sinh hoạt hàng ngày đều mang đậm nét của đạo Phật.