Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Những năm tháng đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, gian khổ đã chứng tỏ tình đồn kết, gắn bó, thuỷ chung, son sắc của nhân dân hai nước. Sau năm 1975, Việt Nam và Lào đều bắt tay vào xây dựng CNXH. Kết thúc Chiến tranh lạnh, khi công cuộc đổi mới, mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường trở thành xu thế chung của thời đại, mối quan hệ Việt Nam - Lào đã từ đồng minh trong chiến đấu trở thành đối tác chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Trước sức ép của tồn cầu hóa, cả Việt Nam và Lào đều chịu những tác động mạnh mẽ từ bên trong và bên ngồi; do đó, địi hỏi hai nhà nước phải điều chỉnh chính sách để thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường. Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Lào, Lào khơng chỉ chiếm vị trí ưu tiên đặc biệt mà cịn là đối tác chiến lược gần gũi và thân thiết. Về phần mình, Lào ln bày tỏ quyết tâm duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện với Việt Nam. Có thể nói rằng, trong lịch sử thế giới chưa có mối quan hệ nào mẫu mực, thủy chung, trong sáng được tôi luyện qua thời gian và khói lửa chiến tranh như quan hệ Việt Nam - Lào. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, quan hệ Việt Nam - Lào đứng trước nhiều thách thức gay gắt. Nói chung, quan hệ chính trị giữa hai nước chỉ được xây dựng bền vững trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa hai bên phải đóng vai trị then chốt. Nếu nhân tố kinh tế chưa đủ mạnh thì sớm hay muộn mối quan hệ ấy cũng trở nên mờ nhạt, thiếu sức sống. Thực tế này đang diễn ra với quan hệ Việt Nam - Lào, khi ảnh hưởng của Việt Nam tại Lào ngày càng bị giảm sút, bởi vì bên cạnh Lào là một số nước lớn hơn hẳn Việt Nam về vị thế kinh tế trên bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào: Từ
năm 2001 đến năm 2009, tổng số vốn FDI của Việt Nam tại Lào đạt 2,11 tỷ USD, xếp thứ 3 trong tổng số 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Lào; Thái Lan xếp ở vị trí thứ nhất với 2,666 tỷ USD; Trung Quốc ở vị trí thứ hai với 2,643 tỷ USD. Viện trợ của Việt Nam cho Lào so với Nhật Bản và Trung Quốc còn nhiều hạn chế. Nếu hàng năm, Trung Quốc và Nhật Bản viện trợ cho Lào hàng trăm triệu USD thì chẳng hạn, năm 2009 Việt Nam viện trợ cho Lào 17,3 triệu USD. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào thiếu chiến lược nhất quán, ít được Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư, hỗ trợ về vốn lẫn cơ chế chính sách, dẫn đến tình trạng “mạnh ai người ấy làm”, v.v.. Thực trạng này đã phần nào làm giảm lòng tin của nhân dân Lào vào một số doanh nghiệp Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam khó có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại Lào.
Về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đã và đang có hàng ngàn lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù hai nước đã có nhiều cố gắng trong việc gìn giữ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong quá khứ cũng như hiện nay, nhưng dưới tác động của xu thế tồn cầu hóa và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, thì quan hệ Việt Nam - Lào ít nhiều cũng bị ảnh hưởng và vị trí của Việt Nam trên đất Lào tất yếu cũng sẽ thay đổi so với trước đây.