Vị trí địa lý và ý nghĩa của nó: CHDCND Lào là quốc gia không lớn,
nằm ở trung tâm của bán đảo Đơng Dương với diện tích 236.800 km2, nhưng lại có vị trí địa lý giao lưu với các nền kinh tế năng động trong khu vực. Nhìn trên bản đồ tự nhiên, Lào có vị trí hết sức đặc biệt so với các nước Đông Nam Á khác: Lào nằm sâu trong lục địa, khơng có đường ra biển, nhưng là đất nước duy nhất có đường biên tiếp giáp với 5 nước láng giềng: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Campuchia. Ngày nay, vị trí tương đối biệt lập của Lào vì khơng có biển đã trở thành vị trí trung chuyển của khu vực và là vùng đệm lý tưởng của nhiều nước trong cuộc cạnh tranh địa - kinh tế, địa - chiến lược quan trọng.
Địa hình chủ yếu bao gồm núi và cao ngun chiếm 3/4 diện tích của Lào (trong đó 1/3 lãnh thổ là núi đồi với độ cao từ 200m đến 2820m so với mặt nước biển), bên cạnh đó là núi, dốc, thung lũng, ít sơng. Các cao nguyên nằm xen kẽ với núi đồi, cho nên việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các vùng khơng thuận tiện do địa hình phức tạp và hệ thống giao thơng đường bộ cịn kém phát triển.
Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khơ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. CHDCND Lào có các vùng khí hậu hình thành trên cơ sở khác biệt về tự nhiên. Vùng miền núi của Lào có thể chia thành ba
vùng khí hậu khá đặc trưng. Vùng núi phía Bắc (bao gồm cả một phần vùng núi cao của Viêng Chăn và Bơ Ly Khăm Xay) là khu vực có nhiều núi cao trùng điệp, khí hậu mát mẻ trong cả mùa hè lẫn mùa đơng; do đó, phù hợp với chăn ni gia súc và một số loại cây ăn quả, sản xuất lâm nghiệp phát triển. Vùng Trung và Nam Lào (tính từ phía Đơng thuộc dãy núi Trường Sơn) là khu vực có nhiều dãy núi với độ dốc thấp hơn Bắc Lào, có đặc điểm khí hậu ấm áp quanh năm, cũng là nơi có nhiều rừng rậm, rừng nguyên sinh với nhiều loại cây gỗ quý và thú rừng. Vùng đồng bằng phía Tây ven bờ sơng Mê Kơng có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phần lớn là phù sa nhưng thường bị mưa xói mịn, nhiều nơi đã trở thành chua phèn, bạc màu, hoang hóa. Khí hậu ở đây dường như nóng quanh năm. Do dân cư tập trung đơng nên trình độ sản xuất hàng hóa ở vùng này cao hơn các vùng khác.
Tài nguyên thiên nhiên: Lào là quốc gia rất giàu lâm sản và khoáng sản
(cánh kiến trắng chiếm 70% sản lượng thế giới), mỏ thiếc có hàm lượng cao chiếm từ 50 - 63 %, các mỏ vàng nằm trên khắp đất nước Lào; ngồi ra, Lào có các mỏ chì, sắt, đồng thau, kẽm, thạch cao, đá vơi, v.v., dọc theo biên giới Việt Nam - Lào cịn có dầu mỏ, lưu huỳnh. Lào có nhiều lồi động vật q hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bị tót khổng lồ, tuy nhiên rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa tuyệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng. Đặc biệt, Lào có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, một số con sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn có lưu lượng nước chảy mạnh, vì vậy thích hợp với xây dựng nhà máy thủy điện.
Điều kiện tự nhiên đa dạng tạo ra những thuận lợi và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội của Lào như sau:
Thuận lợi: CHDCND Lào có vị trí đầu mối giao thơng, vị trí tiếp giáp
với nhiều nước ở khu vực ASEAN, châu Á. Nếu cơ sở hạ tầng của Lào được nâng cấp, một số chính sách về thơng quan hàng hóa được cải thiện hơn nữa thì Lào sẽ thật sự trở thành trung điểm trên con đường giao lưu hàng hóa giữa
các nước. Đây là một thế mạnh để Lào phát triển kinh tế hàng hóa và tăng thu ngân sách nhà nước. Là đất nước có nhiều tài ngun nước, vì vậy, nếu trong tương lai Chính phủ Lào thực hiện thành cơng chương trình đầu tư xây dựng hệ thống thủy điện, thì khơng những Lào sẽ có nguồn năng lượng điện dồi dào phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ trong nước, mà cịn có thể xuất khẩu sang các nước láng giềng, thu về ngoại tệ với quy mơ tương đối lớn. Ngồi ra, theo đánh giá của các nhà địa chất, Lào có trữ lượng lớn về vàng, thiếc, chì, đá quý, than đá, v.v. với chất lượng tốt; nếu được đưa vào khai thác thì sẽ có nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Hạn chế: Trong khi vùng núi và cao ngun chiếm diện tích lớn, thì
vùng đồng bằng lại bị chia cắt, khơng thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa quy mơ lớn. Đặc biệt, vì khơng có biển nên Lào khó khăn trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, trong khi kinh tế biển ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Mặc dù Lào có thể sử dụng các dịch vụ vận tải biển của nước khác, nhưng đường đi ra các cảng biển làm tăng chi phí chun chở, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.