Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 111 - 131)

2. Các nước Châu Âu 853.074.964 18,

4.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

4.1.1.1. Thành tựu

Hai mươi năm (1991-2011) không phải là một khoảng thời gian dài so với chiều dài lịch sử của nhân dân các bộ tộc Lào, nhưng đây là giai đoạn khó khăn trong q trình xây dựng đất nước Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào với đường lối, chủ trương phù hợp, công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT của CHDCND Lào đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

*Trên lĩnh vực chính trị

Một là, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực chính trị.

Quốc hội Lào đã thông qua Hiến pháp năm 1991 và ban hành Hiến pháp năm 2003 (sửa đổi), tại Điều 2 đã khẳng định chế độ chính trị ở Lào: “Nước CHDCND Lào là một nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, được thực hiện bởi nhân dân và vì lợi ích của nhân dân các bộ tộc gồm mọi tầng lớp xã hội với cơng nhân, nơng dân và trí thức là lực lượng nịng cốt” [32].

Sau mấy thập niên thực hiện sự nghiệp đổi mới, CHDCND Lào đã thu được những thành tựu quan trọng về chính trị đối nội và đối ngoại, đời sống của nhân dân được cải thiện GDP tăng trung bình từ 6,5% đến 7% một năm, an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, vị thế của Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, uy tín của Nhà nước CHDCND Lào

được xây dựng trên nền móng là lịng tin của nhân dân Lào. Trong đó, hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố ngày càng hoàn thiện, hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; vai trò của các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ngày càng được phát huy, góp sức củng cố cả hệ thống chính trị làm nên những thành cơng bước đầu của công cuộc đổi mới. Nhà nước Lào bảo đảm quyền công dân, quyền con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hiện dân chủ; đồng thời, tăng cường kỷ cương của đất nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, vai trò của pháp luật được đề cao.

Quốc hội Lào có bước cải cách quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, tăng cường bộ phận chuyên trách, làm tốt chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước Lào. Quốc hội hoạt động ngày càng dân chủ hơn, tại các hội nghị, các đại biểu tranh luận, thảo luận một cách thẳng thắn; đồng thời, mở rộng chất vấn các Bộ trưởng các bộ, tăng cường lắng nghe và tiếp xúc cử tri, v.v.. Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động của Quốc hội Lào được nâng cao, nhân dân quan tâm nhiều hơn đến quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.

Ở Lào, có sự nhất trí, đồng thuận giữa Đảng và các tổ chức nhân dân. Mặt trận Lào tiến hành công tác vận động quy tụ các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp, tơn giáo trong xây dựng đất nước. Các tổ chức nhân dân này hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Vì vậy, về cơ bản có sự nhất trí cao từ phía tổ chức này với chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng. Người ta nhận thấy tại Lào khơng có sự mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước với tơn giáo.

Chế độ chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Bạn bè gần xa đã và đang ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác với Lào có hiệu quả. Lào đang tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Australia, nước lớn như Trung Quốc, v.v. và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ... Đây cũng là nhân tố mang lại sức mạnh to lớn trong sự nghiệp bảo vệ, củng cố ĐLDT của Lào thời gian qua.

Hai là, vấn đề hòa hợp dân tộc được giải quyết khá hiệu quả.

Điều 8, Hiến pháp Lào năm 2003, xác định rõ ràng chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước Lào đang thực hiện như sau:

Nhà nước theo đuổi chính sách thúc đẩy bình đẳng và thống nhất giữa tất cả các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền bảo vệ, bảo tồn, phát huy truyền thống và văn hố tốt đẹp của chính dân tộc mình và của đất nước. Tất cả các hành vi gây chia rẽ và phân biệt giữa các dân tộc đều bị cấm [32].

Vấn đề dân tộc, chủ yếu là người H’Mông được Đảng và Nhà nước Lào giải quyết theo đường lối hòa hợp dân tộc. Đảng và Nhà nước Lào đã áp dụng chính sách sử dụng cán bộ người H’Mơng đảm nhiệm trọng trách trong bộ máy lãnh đạo Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội khoá VIII (tháng 3-2006), trong thành phần Ban Chấp hành Trung ương Đảng có bốn Uỷ viên Trung ương là người H’Mơng, trong đó ba người giữ các chức vụ cấp cao như Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng NDCM Lào, kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội là bà Pani Diathotu, Bí thư Trung ương Đảng - kiêm Bí thư Thành uỷ Viêng Chăn là ông Xổm Bắt Diapaoho. Ngồi ra, có bốn người H’Mơng làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, ba người làm Bí thư Tỉnh uỷ, kiêm Tỉnh trưởng, một số người khác là Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, huyện uỷ, sỹ quan quân đội và công an, v.v..

Đối với các dân tộc thiểu số khác, Chính phủ Lào ln có các chính sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng của họ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của Lào. Chính sách hồ hợp dân tộc tạo ra các thành cơng như: sự bình đẳng chính trị; khuyến khích sản xuất; thúc đẩy văn hố - giáo dục và phúc lợi xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng; tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Lào đối với các vấn đề dân tộc. Về khía cạnh chính trị - kinh tế, việc bảo đảm quyền bình đẳng của tất cả cơng dân sống trên lãnh thổ Lào theo Hiến pháp Lào là thành quả to lớn nhất của Chính phủ Lào. Bên cạnh các quyền bình đẳng về chính trị đã được ghi trong các văn bản pháp lý của Nhà nước Lào, người H’Mông và các dân tộc thiểu số khác cịn ln được Chính phủ Lào chăm lo phát triển kinh tế thơng qua các dự án xố đói giảm nghèo và tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhìn chung, trong giải quyết các vấn đề dân tộc, Đảng và Nhà nước Lào ln thống nhất, khơng có sự kỳ thị, phân biệt giữa các tộc người, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Nhà nước Lào đã có nhiều kế hoạch tăng cường hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và khả năng hoạt động Ủy ban dân tộc của Quốc hội và các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan; đưa nhiều cán bộ có trình độ, am hiểu văn hóa, phong tục tập qn của nhân dân địa phương tăng cường cho những nơi có điểm nóng. Đảng NDCM Lào coi trọng cơng tác xây dựng lực lượng chính trị tại chỗ gắn liền với xây dựng và phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn; làm tốt công tác quốc phòng - an ninh; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng già làng, trưởng bản; nâng cao trình độ nhận thức và phương pháp công tác dân vận cho cán bộ Trung ương và cơ sở; đặc biệt chú trọng công tác giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí nói chung.

Ba là, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Ngân sách nhà nước được ban hành kịp thời, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và đi vào cuộc sống.

Trong bối cảnh đất nước cải cách, mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, công cuộc đổi mới của Lào đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đất nước cũng ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức gay gắt như tệ đặc quyền, tham nhũng, móc ngoặc của một bộ phận cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến địa phương ngày càng phát triển với biểu hiện tinh vi, phức tạp, khó kiểm sốt. Trước tình hình đó, Chính phủ Lào đã ban hành

“Luật Phịng, chống tham nhũng” số 03/QH được Quốc hội thơng qua ngày

19-5-2005; cịn “Luật Ngân sách nhà nước” có hiệu lực năm 2006. Luật

Phòng, chống tham nhũng và Luật Ngân sách nhà nước là các khung pháp lý

quan trọng, quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức thực hiện đúng vai trị, trách nhiệm của mình đối với quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước công khai minh bạch, hiệu quả và tránh lãng phí.

Luật Phịng, chống tham nhũng: 5-2005 đã tạo cơ sở pháp lý để xã hội

tham gia đấu tranh chống tham nhũng qua việc quy định vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức thành viên. Trong đó ghi nhận và đề cao vai trị cũng như trách nhiệm của các đồn thể xã hội, báo chí, doanh nghiệp và cơng dân trong phịng, chống tham nhũng, có những quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội; quy định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân, cơ chế cụ thể thực hiện quyền này; quy định những nội dung cơ bản về tố cáo hành vi tham nhũng.

Luật Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp

đến việc thực hiện các chức năng của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước. Về chính sách thu ngân sách nhà nước: Hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước ngày càng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng tạo lập mơi trường kinh doanh cơng bằng và bình đẳng, góp phần khuyến khích đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với

yêu cầu của giai đoạn mới. Chính sách thu từng bước thay đổi theo hướng tích cực, hiện đại, hội nhập với các nước trong khối ASEAN và đảm bảo nguồn lực tài chính cho Nhà nước Lào thực hiện các nhiệm vụ, chức năng trong từng giai đoạn. Về điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Luật Ngân sách nhà nước được ban hành góp phần khuyến khích xuất khẩu, hút đầu tư vốn FDI từ bên ngoài, khuyến khích đổi mới cơng nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng thu nhập bình qn đầu người và nâng cao chất lượng sống của nhân dân Lào. Về sử dụng ngân sách nhà nước: Do Luật Ngân sách nhà nước quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, các chế tài xử lý vi phạm trong sử dụng ngân sách nhà nước, vì vậy, đã giảm lãng phí, thất thốt đối với sử dụng sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo tổng kết, đánh giá của Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính Lào (tháng 2-2011) về những thành cơng trong quản lý thu ngân sách nhà nước giai đoạn (1995-2010): Lào đã cơ bản vượt qua ngưỡng ngân sách nhà nước phụ thuộc vào viện trợ và vay nợ nước ngồi vì thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu (trên 70% tổng số thu) ngân sách nhà nước, đảm bảo được các khoản chi thường xun và có tích lũy dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trả nợ và từng bước kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Kíp.

*Trên lĩnh vực ngoại giao

Một là, thay đổi nhận thức về thời đại ngày nay sát đúng hơn.

Đảng và Nhà nước Lào đã dần dần có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về thời đại, về những xu thế phát triển mới; từ đó đã từng bước đổi mới tư duy về quan điểm đối ngoại. Đảng NDCM Lào nhận thức đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh co phức tạp của thời đại quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Từ nhận thức đúng đắn đó, Lào đã khẳng định mục tiêu của cuộc đấu tranh trong thời đại ngày nay là hịa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xây dựng thành công CNXH ở Lào không phải là con đường thẳng tắp

mà phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều chặng đường, nhiều bước quanh co, phức tạp, thậm chí có cả những bước thụt lùi của lịch sử, vì vậy phải vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Công cuộc bảo vệ, củng cố ĐLDT, đòi hỏi Đảng NDCM và Nhà nước Lào có bước đổi mới từ cách nhìn thế giới dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cách nhìn tồn diện coi thế giới như mơi trường tồn tại và phát triển của Lào; nhận thức rõ hơn về vấn đề địch - ta, đối tượng - đối tác theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”. Vì vậy, quan điểm của Đảng NDCM Lào là sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Đảng và Nhà nước Lào ln coi trọng việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị - xã hội, giải quyết tốt các vấn đề về biên giới, lãnh thổ với các nước có liên quan, bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Đảng lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân các bộ tộc Lào; củng cố và xây dựng Nhà nước Lào thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Có thể nói rằng, những thắng lợi này đã hình thành bài học q giá trong cơng cuộc bảo vệ ĐLDT ở Lào: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết quốc tế, kiên trì ngun tắc hịa bình, đối thoại mềm dẻo, linh hoạt để giải quyết các vấn đề biên giới với các nước láng giềng có chung đường biên.

Hai là, phá bỏ thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực và thế giới.

Từ chỗ bị bao vây, cô lập cho đến nay Lào đã mở rộng quan hệ chưa từng có trong lịch sử theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Hoạt động ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Lào được triển khai tích cực và đạt nhiều kết quả quan

trọng. Gia nhập tổ chức LHQ từ rất sớm (ngày 14-12-1955), Lào nhận được sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan thuộc tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hầu như các cơ quan của LHQ đều đã có trụ sở tại Lào: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF), v.v.. Về phần mình, Lào cũng có nhiều đóng góp tích cực nhằm bảo vệ nền hịa bình chung của thế giới và vì sự tiến bộ chung của nhân loại.

Ngay từ năm 1992, Chính phủ Lào đã bắt đầu nhìn nhận địa vị thành viên ASEAN như là phương tiện để tăng cường ảnh hưởng quốc tế của mình, với mục đích đảm bảo an ninh - chính trị quốc gia là lợi ích quan trọng hàng đầu và nâng cao vị thế của Lào trong khu vực và thế giới. Các quốc gia nhỏ và yếu thế thường mong muốn tham gia vào cộng đồng để phát huy sức mạnh tập thể trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của dân tộc mình, CHDCND Lào cũng không phải ngoại lệ. Năm 1997, Lào trở thành thành viên của ASEAN, do đó có nhiều thuận lợi hơn cho việc theo đuổi những mục tiêu an ninh của mình

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 111 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w