Ảnh hưởng của Nhật Bản

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 65 - 66)

Lào chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược đối ngoại Đơng Nam Á của Nhật Bản do có sức hấp dẫn về lợi ích lâu dài. Mục đích của Nhật Bản là thông qua các diễn đàn như Tiểu vùng sông Mê Kông, Hành lang Đông Tây, Tam giác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và bước tiến xa hơn nữa là hợp tác Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương để tìm kiếm vai trị và ảnh hưởng kinh tế - chính trị của mình.

Sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản ngày càng nhận thức rõ hơn: nếu Mỹ có Mỹ latinh thì Nhật Bản có khu vực Đơng Nam Á - thị trường truyền thống lâu đời và là “sân sau” của Nhật Bản [164, tr.39]. Với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ, trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại, có vai trị lớn trong các tổ chức kinh tế, tài chính trong khu vực và thế giới, Nhật Bản hồn tồn có khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế của Lào. Còn đối với Lào, hợp tác Nhật Bản - Lào trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ,… tạo thêm khả năng cho Lào có thể hội nhập thành cơng với khu vực và thế giới cũng như nâng cao vị thế kinh tế, chính trị của mình trên trường quốc tế. Năm 1999, Nhật Bản viện trợ cho Lào 271,8 triệu USD, chiếm 58,2% tổng viện trợ của nước ngoài cho Lào [211]. Năm 2007, Nhật Bản viện trợ cho Lào 1,2 tỷ Yên dành cho dự án lớn Non-Project giúp Lào nhập các

nguyên liệu như xăng, dầu, sắt, thép, v.v., nhất là ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nơng thơn, giáo dục, văn hóa, y tế; 400 triệu Yên cho dự án xây dựng Trung tâm Lào - Nhật. Đây là nơi bồi dưỡng năng khiếu thể thao, nhất là những môn thể thao truyền thống Nhật Bản như Judo, Karatedo, Aikido và trao đổi văn hoá [212]. Thực tế cho thấy, các dự án Nhật Bản triển khai tại Lào sau khi hoàn thành đã phát huy tác dụng tốt đối với sự phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu luan an TS Do Thi Anh (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w