Ngày soạn: 07/12/2006 (Thạch Lam)

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 128 - 131)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. + Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận và tìm hiểu phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tùy bút. - Thái độ: GDHS tự hào, trân trọng những đặc sản của quê hương . Từ đó  yêu quê hương , đất nước.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, chân dung Thạch Lam. - Trò: SGK, vở bài tập .

C-Kiểm tra bài cũ:

- Đọc 6 khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” phân tích hình ảnh người bà trong kỷ niệm của cháu. - Đọc 2 khổ thơ cuối: phân tích nội dung ở 2 khổ thơ đó.

D-Bài mới:

* Vào bài: “Cốm” một thứ quà đặc biệt của đất nước, một món ăn bình dị, không cao sang mà đậm đà hương vị thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam , đã được nhà văn Thạch Lam thể hiện trong văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được tìm hiểu qua bài học hôm nay.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm : - Chú thích */SGK/161.

II/ Đọc – tìm hiểu bố cục:

1) Từ “Cơn gió … thuyền rồng”: Sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của tự nhiên và sự khéo léo của con người.

2) Từ “Cốm … nhũn nhặn”: Giá trị đặc sắc của cốm.

3) Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm.

* Hoạt động 1:

+ Gọi HS đọc chú thích */161.

- Em hãy cho biết vài nét về tác giả , tác phẩm ? - Em hiểu gì về thể loại tùy bút?

* Hoạt động 2:

- GV hướng dẫn đọc, giọng nhẹ nhàng, truyền cảm. - Cho HS giải thích một số từ khó SGK/ 161.

- GV đọc mẫu – gọi HS đọc lại – Nhận xét.

- Bài tùy bút nói về điều gì? để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? (biểu cảm )

- HS đọc.

- Ý kiến cá nhân.

III/ Tìm hiểu văn bản :

1) Sự hình thành của hạt cốm:

- Bằng cách viết dạt dào cảm xúc và từ ngữ chọn lọc tinh tế, tác giả đã gợi nhắc đến hương vị của cốm – thứ quà đặc biệt của lúa non và cần đến công sức, sự khéo léo của con người. 2) Giá trị đặc sắc của cốm:

- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng quê, dùng làm quà sêu tết.

- Cốm một sản phẩm bình dị, khiêm nhường chứa đựng giá trị văn hóa gắn liền với phong tục dân tộc.

3) Bàn về sự thưởng thức cốm:

“ăn cốm phải ăn từng chút, thong thả, ngẫm nghĩ … cỏ dại”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

==>Thể hiện cái nhìn văn hóa và ẩm thực.

IV/ Tổng kết :

Ghi nhớ: SGK/ 165.

- Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của tường đoạn là gì?

* Hoạt động 3: + HS đọc lại đoạn 1.

- Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh, chi tiết nào?

- Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?

- Em có nhận xét gì về cách dùng từ, ngữ trong đoạn văn này? + Đọc đoạn văn 2.

- Câu đầu tiên của đoạn văn 2 có tác dụng gì?

- Tác giả đã có nhận xét , bình luận như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta?

- Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào? (màu sắc, hương vị)

- Em có nhận xét như thế nào về lời bình luận của tác giả “Cốm là … An Nam”.

+ Đọc đoạn văn cuối.

- Nội dung của đoạn này nói gì?

- Tác giả bàn về cách ăn cốm như thế nào ? Theo cách nói trang nhã của tác giả là gì?

- Nhà văn đã có những đề nghị gì? Em có tán thành với lời đề nghị đó không ? Vì sao?

- đọc bài văn em có suy nghĩ gì về nét văn hóa ẩm thực của dân tộc?

==>Vấn đề mà tác giả muốn trình bày với chúng ta qua bài tùy bút này là gì? Bài có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?

- Đọc đoạn 1. - Ý kiến cá nhân. - Đoạc đoạn 2. - Ý kiến cá nhân. - Đọc đoạn 3. - Thảo luận. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:

- Nắm thể loại tùy bút, nội dung , nghệ thuật . - Sưu tầm các tác phẩm khác nói về cốm. 2) Bài sắp học: Soạn bài: Chơi chữ.

- Khái niệm, các dạng chơi chữ.

G- Bổ sung:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 128 - 131)