Tiết: 30 VĂN BẢN: BẠN ĐẾN CHƠI NHAØ

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 71 - 74)

Ngày soạn: (Nguyễn Khuyến)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến. + Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật. - Thái độ: GD HS biết yêu quý, tôn trọng tình bạn.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, bảng ghi luật B, T. - Trò: SGK, vở bài tập

C-Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho biết vài nét về tác giả .

- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả như thế nào ? Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan ra sao?

D-Bài mới:

* Vào bài: Sống ở đời ai mà không có bạn, nhất là khi có người bạn lại là ý hợp tâm đầu, thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Điều đó ta sẽ thấy qua bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:

- Nguyễn Khuyến có biệt danh: Tạm Nguyên Yên Đổ.

- Bài thơ được làm trong thời kì cáo quan về quê sống thanh bạch nơi vườn cũ.

II/ Tìm hiểu bài văn :

* Hoạt động 1:

+ Gọi HS đọc chú thích */105

- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến?

* Hoạt động 2:

+ HS đọc bài thơ. giọng đọc vui hóm hỉnh.

- Bài thơ này được viết theo thể thơ gì? Vì sao em biết? - Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” nội dung viết về chuyện gì?

- Bài thơ này được xây dựng theo một bố cục như thế nào ? (3 phần)

(Câu 1: MB, câu 2 7: TB, câu 8: KB)

- HS đọc

- Ý kiến cá nhân.

- Ý kiến cá nhân. - Đọc

1) Hoàn cảnh bạn đến chơi nhà:

- Bằng ngôn ngữ giản dị và cách nói quá tác giả đã cố tình dựng lên một chút tình huống đặc biệt; Không có gì để tiếp đãi bạn khi bạn đến nhà chơi.

2) Tình bạn của tác giả :

- Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự đồng cảm trọn vẹn giữa chủ nhà và khách. Đó chính là tình bạn thắm thiết, đậm đà, hồn nhiên và dân dã. III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/ 105 + Đọc câu thơ 1.

- Em có nhận xét gì về lời nói của nhà thơ ở câu đầu?

(lời chào hỏi, lời nói tự nhiên: Lâu quá mới thấy bác đến chơi). - Qua lời chào đó em thấy quan hệ giữa Nguyễn Khuyến và người bạn như thế nào ? (ít gặp nhau nhưng rất thân …)

- Theo em, với tình bạn như vậy lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào ? (chu đáo)

+ Đọc câu 2  câu 7.

- Thế nhưng ở đây ta thấy Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn ra sao? Hoàn cảnh Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà như thế nào ? (không có gì để tiếp bạn)

- Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa? Điều đó cho ta hiểu gì thêm về tình bạn của ông đối với bạn? (muốn tiếp bạn đàng hoàng nhưng do hoàn cảnh  sự chân tình đối với bạn).

- Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói như thế nào trong bài thơ? Cách nói ấy có tác dụng gì? (nói quá, nói hóm hỉnh)

+ Đọc câu cuối.

- Cụm từ “ta với ta” ở đây là chỉ ai với ai? (tác giả và gười bạn). - Câu thơ thứ 8 và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?

- Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?

- Em có nhận xét gì về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài này?

- Hãy so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” và bài “Qua Đèo Ngang” bà Huyện Thanh Quan?

(ta: bạn và chủ  hòa thành 1 thể thống nhất, sự chan hòa, gắn bó giữa 2 người). * Hoạt động 3: - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân. - Thảo luận. - Đọc ghi nhớ.

- Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

E-Hướng dẫn tự học:

1) Bài vừa học:

- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ. - Nội dung và nghệ thuật bài thơ.

- Làm bài tập 1(luyện tập). 2) Bài sắp học:

- Làm bài viết số 2 – văn biểu cảm .

- Ôn lại kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm .

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w