RẰM THÁNG RIÊNG:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 108 - 109)

- Hai câu thơ đầu: Khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng riêng.

- Hai câu thơ cuối: Con thuyền đưa Bác đi “bàn bạc việc quân” về trở đầy ánh trăng.

IV/ Tổng kết:

Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện phong thái ung dung tinh thần lạc quan của vị lãnh tụ vĩ đại.

- Hai bài thơ được viết theo thơ nào? Vận dụng những hiểu biết qua các bài thơ Đường đã học Trình bày quy tắc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?

* Hoạt động 3:

+ Đọc 2 câu thơ đầu bài: Cảnh khuya.

- Ở câu thơ 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát có tác dụng gì? - Có câu thơ nào đã tả tiếng suối bằng biện pháp so sánh?

- Câu thơ thứ 2 có điệp từ “lồng” có tác dụng gì? Vẽ lên bức tranh đẹp như thế nào ? (vẻ lung linh huyền ảo, có bóng cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng hoa …)

+ Đọc 2 câu thơ cuối.

- Câu thơ thứ 3 có gì đặc biệt  Nó đóng vai trò gì trong bài thơ? - Điệp ngữ “chưa ngủ” của Bác, ta có thể hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tính cách của Người? (Điệp ngữ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 đầu câu 4 như bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong 1 con người …)

+ Đọc 2 câu thơ đầu.

- Hai câu thơ gợi cho em hình dung cảnh đẹp gì? (khung cảnh không gian bát ngát, cao rộng…)

+ đọc 2 câu thơ sau.

- Cảnh trăng tiếp tục được tả như thế nào ở 2 hai câu thơ cuối . (không khí huyền ảo của trăng rừng, không khí thời đại, hội họp)

==>Bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng” được viết trong những năm rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ đó biểu hiện tâm hồn và phong thái của bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy? - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày -Ý kiến cá nhân.

Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? + HS đọc ghi nhớ:

- Đọc.

E-Hướng dẫn tự học:

1) Bài vừa học: - Thuộc 2 bài thơ. - Làm bài tập 2/143.

2) Bài sắp học: Ôn toàn bộ kiến thức về Tiếng Việt (từ tuần 1  tuần 11)

G- Bổ sung:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 108 - 109)