Ngày soạn: (Tĩnh dạ tứ) (Lý Bạch)

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 87 - 89)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: +Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ, một số đặc điểm , nghệ thuật của bài thơ. + Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng đó. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích và cảm thụ thơ cổ thể.

- Thái độ: GD HS tình yêu quê hương.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn. - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Kiểm tra bài cũ:

- Đọc phiên âm bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”, dịch nghĩa bài thơ- cho biết vài nét về tác giả ?

- Nêu vẻ đẹp của cảnh thác núi Lư được miêu tả trong bài thơ; Qua đó em hiểu gì về tâm hồn và tính cách nhà thơ?

D-Bài mới:

* Vào bài: “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ Trung Quốc; Hình ảnh vầng trăng cô đơn trong bầu trời cao thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã gợi lên nỗi sầu xa xứ. Tình cảm ấy của nhà thư Lý Bạch đã được thể hiện trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm : Học chú thích:*

II/ Đọc – tìm hiểu chú thích : - Thể thơ: Ngũ ngôn cổ thể.

+ Gọi HS đọc chú thích * - Cho biết vài nét về tác giả ? - Theo em bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - GV hướng dẫn cách đọc: diễn cảm, thể hiện nỗi buồn …

- So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ em thấy cả hai được viết theo thể thơ nào?

- Đọc 2 câu – giải nghĩa từng từ  dịch nghĩa cả câu.

- Dựa vào nội dung bài thơ – bố cục bài thơ chia làm mấy phần?

- HS đọc - 2 HS đọc.

III/ Tìm hiểu văn bản : 1) Hai câu thơ đầu:

Ánh trăng sáng vằng vặc là đối tượng cảm nghĩ của chủ thể trữ tình trong một đêm trằn trọc, không ngủ được của tác giả .

2) Hai câu thơ cuối: - Cử đầu >< đê đầu.

- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.

Bằng phép đối và bố cục chặt chẽ, hai câu thơ đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình và nỗi nhớ quê da diết.

IV/ Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK/ 124

+ Cho HS đọc 2 câu đầu.

- Có người cho rằng: Hai câu thơ đầu là thuần túy tả cảnh đúng hay sai? - Chữ “Sàng” gợi cho em biết nhà thơ ngắm trăng với cách thức như thế nào ?

- Nếu thay chữ “án” thì ý nghĩa câu thơ như thế nào ? (ngồi đọc sách ≠ nằm trên giường)

 Nằm trên giường không ngủ được nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa. + Đọc câu thơ 2: Từ “nghi” có ý nghĩa gì trong việc tả cảnh ở câu thứ 2? (Trăng sáng, màu trắng của sương khiến tác giả ngỡ là sương bao phủ khắp nơi trên mặt đất)

* Chuyển ý: Ở 2 câu đầu, ánh trăng nặng trĩu nỗi niềm suy tư của tác giả , còn ở 2 câu cuối thì sao?

+ Đọc 2 câu thơ cuối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hai câu thơ cuối có phải thuần túy tả cảnh không ? - Tìm cụm từ tả tình trực tiếp? (tư cố hương)

- Những từ còn lại tả gì? (tả cảnh, tả người)

- Hãy phân tích phép đối được sử dụng trong 2 câu thơ? Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh đối nhau?

- Nêu tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình cảm quê hương ? (tình yêu quê hương đậm đà như máu thịt, hơi thở của TG)

- Nhận xét bố cục bài thơ? Từ bố cục đã biểu hiện cảm xúc gì của tác giả ? Mạch thơ: Nhớ quê Không ngủ thao thức nhìn trăngnhìn trănglại càng nhớ quê. - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - Thảo luận nhóm. - HS lên bảng chỉ ra phép đối E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:

- Thuộc lòng bài thơ.

- Phân tích cái hay trong bài.

2) Bài sắp học: Soạn bài: “Hồi hương ngẫu thư” - Đọc kỹ: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ..

- Tìm hiểu tác giả , chú thích . - Trả lời các câu hỏi: SGK

G- Bổ sung:

Một phần của tài liệu NGỮ VĂN 7- NĂM HỌC 2010-2011 (3 CỘT) (Trang 87 - 89)