Đặc trƣng của cho vay KHCN ảnh hƣởng đến RRTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 40 - 43)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Đặc trƣng của cho vay KHCN ảnh hƣởng đến RRTD

Ngoài những đặc trƣng chung của tín dụng ngân hàng: là quan hệ vay mƣợn dựa trên cơ sở niềm tin, là quan hệ vay mƣợn có thời hạn và có hoàn trả, tiền vay đƣợc cấp dựa trên cơ sở hoàn trả vô điều kiện, cho vay khách hàng cá nhân có những đặc điểm riêng nhƣ sau:

- Các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân thƣờng là các khoản

có giá trị nhỏ, nhƣng số lƣợng các khoản vay là rất lớn. Các ngân hàng thƣờng mất nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin cá nhân, hộ gia đình trƣớc khi phát tiền vay. Do đó, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng các CBTD thƣờng hay chủ quan, thẩm định dễ để cho vay. Dẫn đến công tác nhận diện rủi ro, đánh giá và đo lƣờng rủi ro chỉ mang tính hình

thức, không mang lại hiệu quả chính xác nên công tác kiểm soát rủi ro cũng không thực hiện đƣợc chính xác và đầy đủ..

- Thông tin cá nhân của khách hàng khó thu thập đầy đủ và chính xác, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu tính chính xác. Vì vậy, ngân hàng không thể thẩm định khách hàng thông qua thông tin tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó làm cho công tác nhận diện rủi ro tín dụng của ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn và độ chính xác không cao. Ngân hàng chủ yếu thẩm định khách hàng thông qua CIC và nhận định chủ quan của ngƣời thẩm định.

- Nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng thì biện pháp TSBĐ luôn luôn đƣợc các ngân hàng chọn lựa hàng đầu. TSĐB của KHCN thƣờng là TSĐB của cá nhân với ngƣời đồng trả nợ, của Hộ gia đình và của bên thứ ba. Vì vậy, việc nhận diện đƣợc rủi ro về TSĐB và pháp lý của TSĐB, đo lƣờng rủi ro về TSĐB mất rất nhiều công sức của Chi nhánh, hơn nữa một khách hàng có thể có rất nhiều TSBĐ cho một món vay, mỗi TSĐB lại có mỗi đặc điểm về pháp lý, tranh chấp về TSĐB, mối quan hệ của chủ TSBĐ … Để nhận diện rủi ro, đánh giá và đo lƣờng, kiểm soát rủi ro tốt là hết sức quan trọng và tốn nhiều công sức.

- Khả năng trả nợ của khoản vay phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời vay, vì vậy những biến cố của khách hàng có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bất kì biến cố về sức khỏe, tai nạn, thất nghiệp, tuổi thọ … đều trực tiếp ảnh hƣởng đến món vay đây là rủi ro không thể dự báo trƣớc đƣợc.

- Các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ thƣờng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng vay để sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, việc đầu tƣ vào công nghệ, kĩ thuật, quản lý… là không nhiều, khả năng cạnh tranh bị hạn chế, do đó các khoản vay này có rủi ro cao.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM, bao gồm:

Thứ nhất, luận văn nêu lên lý thuyết cơ sở về tín dụng NHTM, về vai trò của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng và khái quát các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại; luận văn cũng đề cập đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM; tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của NHTM.

Thứ hai, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng, về sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng đối với NHTM; các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng. Luận văn đã nêu lên nội dung của quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel II; luận văn cũng đồng thời tìm hiểu các các đặc trƣng của cho vay KHCN ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

EARAL BUÔN HỒ

Trong chƣơng 2, luận văn giới thiệu sơ lƣợc về Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ và đi vào phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ từ đó chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn của Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Luận văn cũng nêu lên những mặt đã đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại agribank chi nhánh earal buôn hồ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)